Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Lĩnh trao đổi tại buổi giám sát
Trao đổi tại buổi giám sát
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm (Tổ trưởng Tổ Đại biểu số 7 HĐND tỉnh) trao đổi tại buổi giám sát
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm (Tổ trưởng Tổ Đại biểu số 7 HĐND tỉnh) cùng tham dự.
Qua giám sát, đoàn đề nghị UBND huyện Tri Tôn bố tri nguồn kinh phí thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg theo các hạng mục hàng năm và lồng ghép với nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện tại huyện, tập trung đầu tư cơ sở trường lớp vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Huyện tăng cường cơ sở vật chất, phòng học đạt chuẩn, bố trí kịp thời kinh phí, ngân sách chi trả cho giáo viên dạy tiếng Khmer và hỗ trợ học sinh theo học. Đồng thời, thực hiện đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức dạy tiếng Khmer, kịp thời đưa bồi dưỡng đào tạo, cử tuyển đại học để đạt chuẩn.
Phòng Dân tộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn tham mưu cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của tỉnh liên quan đến giáo viên, người học, nhu cầu mở lớp tiếng dân tộc thiểu số Khmer. Các đơn vị tăng cường kiểm tra công tác quản lý việc dạy tiếng dân tộc tại trường học, cơ sở thờ tự… Đoàn giám sát đã ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của huyện để làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, các ngành có liên quan giải quyết.
Năm học 2022 – 2023, toàn huyện Tri Tôn có 8 trường, với 15 điểm dạy tiếng Khmer cho 1.632 học sinh. Trong đó, 7 trường tiểu học ở các xã: Ô Lâm, An Tức, Lê Trì, Châu Lăng, Núi Tô mở 58 lớp, 1.108 học sinh; Trường THCS Dân tộc nội trú Tri Tôn mở 16 lớp dạy tiếng Khmer cho 528 học sinh. Năm 2022, huyện Tri Tôn mở được 1 lớp dạy tiếng Khmer cho 57 học viên là công chức, viên chức công tác vùng dân tộc thiểu số; năm 2023 có 44 người đăng ký, nhưng chưa mở lớp.
Khó khăn hiện nay là giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường chưa được chuẩn hóa theo quy định; sách giáo khoa, đồ dùng dạy học còn thiếu. Do đời sống bà con dân tộc khó khăn, thường xuyên đi làm thuê, làm ăn xa, ít quan tâm đến con cái, dẫn đến học sinh dân tộc học yếu, bỏ học còn nhiều…
NGÔ CHUẨN