Bắt gặp sao chổi màu xanh hiếm có C / 2016 R2

24/10/2018 - 09:07

Sao chổi C / 2016 R2 trở thành sao chổi rực rỡ mới bất ngờ lọt vào tầm quan sát của giới thiên văn học quốc tế, có thể thấy sao chổi có một quỹ đạo lập dị nghiêng ở một góc 58 độ so với Mặt trời.

C / 2016 R2 (PanSTARRS) là một sao chổi mới đến từ vùng Oort Cloud ở xa Hệ Mặt trời, mang đuôi ánh sáng cấu trúc khuếch tán phức tạp, màu xanh nhạt, giàu carbon do nhà thiên văn học Paris Nicolas Biver bất ngờ tìm thấy.

Bat gap sao choi mau xanh hiem co C / 2016 R2

Nguồn ảnh: phys. 

Trong phát hiện mới nhất, có thể thấy sao chổi có một quỹ đạo lập dị nghiêng ở một góc 58 độ so với Mặt trời. Nó có thể là tàn dư nguyên sơ nhất có từ lúc hình thành của Hệ Mặt trời khoảng 4,6 tỷ năm trước. Tất cả được phát hiện qua kính viễn vọng vô tuyến Nancay.

Quan trọng hơn, các chuyên gia còn phát hiện sự hiện diện của carbon monoxide, nước, methanol, formaldehyde, nitơ, hydro xyanua, hydrogen sulfide và carbon monosulfide khá nhiều trên sao chổi này. Tuy nhiên, lượng bụi vật chất khá nghèo nàn, có thể thuộc về một dòng sao chổi đóng băng N 2 hiếm hoi.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, cơ thể chính của sao chổi này đã mất khoảng 5 tấn carbon monoxide mỗi giây.

Theo HUỲNH DŨNG (Kiến Thức)