Theo bài viết “Hành vi tổ chức hoạt động cụ thể trong cơ hàm của con người ” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tiếng nói và Thính giác năm 1988 được nghiên cứu bởi Moore CA, Smith A, Ringel RL, các tác giả cũng chỉ ra rằng sự phối hợp không linh hoạt giữa môi, miệng, lưỡi sẽ khiến trẻ lười nói, tự ti và hạn chế ngôn ngữ.
Một số bài tập vận động cơ miệng hỗ trợ trẻ bật âm
Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và vận động của lưỡi, cũng như phối hợp các cơ quan phát âm khác cho bé. Trong đó có:
Thổi: Liệu pháp này giúp cải thiện tình trạng yếu môi và má; tăng sức bền của lưỡi. Mẹ hãy cho trẻ thổi các đồ vật như còi, sáo, nến, bóng nhỏ, lông vũ, bông gòn, khăn giấy hoặc bong bóng qua ống hút,…
Thổi giúp cải thiện tình trạng yếu cơ môi và má
Hút: Dùng ống hút để hút chất lỏng, liệu pháp này hoạt động trên mọi khía cạnh của miệng trẻ, tăng cường độ mềm của vòm miệng.
Bắt chước: Mẹ cùng bé hãy cùng nhau nhìn vào gương và bắt chước những khuôn mặt ngộ nghĩnh, bắt chước miệng của loài cá giúp tăng cường vận động cho miệng.
Mẹ dạy con thực hành những khẩu hình miệng ngộ nghĩnh giúp tăng vận động cơ miệng
Đánh răng: Ngoài mục đích bảo vệ răng miệng, hoạt động đánh răng còn tăng cường kích thích, nhận biết xúc giác cho môi của bé.
Thở: Khả năng điều khiển hơi thở quan trọng không kém sự điều khiển các âm. Hàng ngày, mẹ có thể tập cho bé hít thở sâu.
Cha mẹ hãy linh hoạt các bài tập với các trò chơi để trẻ thêm hứng thú
Ăn uống: Muốn tăng cường các cơ vận động môi miệng, bạn cũng cần thay đổi một vài thói quen ăn uống của trẻ. Cho trẻ ăn các thức ăn cứng như: bánh mỳ, hoa quả, rau củ; mẹ tập cho bé cách đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng ở bên phải hoặc trái để nhai; hướng dẫn trẻ ngậm miệng trong khi nhai; mát xa các cơ má trẻ bằng cách xoa nhẹ vòng tròn.
Mẹ kiên trì thực hành những động tác trên trong mọi sinh hoạt hàng ngày của bé như một thói quen, có thể biến tấu các hoạt động thành những trò chơi vui nhộn cả nhà cùng chơi để tăng sự phấn khích ở trẻ.
Kết hợp đa phương pháp, mẹ giúp con nhanh về đích
Các bài tập tăng cường sự vận động cơ miệng nêu trên về bản chất là sự truyền tín hiệu từ cơ quan đích (mắt) đến não để não ghi nhớ, bắt chước và làm theo. Từ đó não sẽ truyền tín hiệu đến cơ quan phát âm để phối hợp vận động ở cơ quan này và bật ra tiếng nói. Vì vậy, ngoài việc kết hợp dạy bé tập vận động môi- mắt- miệng mẹ có thể cung cấp cho bé 1 chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển não bộ, giúp não tăng cường khả năng tập trung, giúp trẻ tập trung ghi nhớ bắt chước, ghi nhớ tại vùng ngôn ngữ và vận động, nhờ đó hỗ trợ bé bật âm nhanh hơn và tốt hơn..
Đáng lưu ý, nghiên cứu được công bố năm 2009 trên Thư viện Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy bộ não con người có gần 60% chất béo, trong đó omega-3 và omega-6 là hai axit béo không bão hòa đa quan trọng nhất. Dưới tác dụng của Omega, vỏ não được hoạt hóa, tăng dẫn truyền thần kinh, khả năng tiếp nhận ánh sáng và kích thích tốt hơn, giúp trẻ tập trung, ghi nhớ, hỗ trợ trẻ chóng bật âm và nhanh biết nói. Tuy nhiên, những Axit béo Omega cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung hàng ngày từ bên ngoài, bằng thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung.
Những năm gần đây, bổ sung Omega 3 từ thực vật đang trở thành xu hướng trên thế giới bởi tính an toàn (chủ động chất lượng dược liệu từ nguồn đầu vào), không có vị tanh, rất thân thiện với trẻ nhỏ. Ngoài ra, Omega thực vật còn chứa lượng vitamin E tự nhiên, nhờ đó giúp bảo quản Omega không bị biến chất. Nhờ đó, dòng Omega thực vật được các chuyên gia và các mẹ bỉm sữa tin dùng cho bé ngay từ 1 ngày tuổi.
Theo Vietnamnet