- Tiểu đường tuýp 1: Các yếu tố nguy cơ vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, khi có một thành viên trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 1, làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh.
- Tiểu đường tuýp 2: Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường; tiền sử tiểu đường thai kỳ; tuổi cao; dân tộc; chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai; chế độ ăn uống không lành mạnh; hạn chế hoạt động thể lực; thừa cân; tăng huyết áp; rối loạn dung nạp glucose.
Những thay đổi về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực liên quan đến sự phát triển nhanh chóng và đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ số người mắc bệnh tiểu đường. Thay đổi lối sống có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao.
1. Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân (giảm 1 - 2 kg/tuần), giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nên giảm ít nhất 7 - 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
2. Tăng cường vận động thể lực: Duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.
3. Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe: Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate.
4. Ăn chất béo lành mạnh: Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, còn được gọi là “chất béo tốt”.
5. Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng): Để giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn, gồm 3 phần trên đĩa thức ăn, sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh.
6. Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
7. Uống rượu với liều lượng vừa phải: Uống rượu/bia lượng vừa phải có thể giảm, nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày.
8. Thường xuyên kiểm tra (xét nghiệm) lượng đường trong máu: Cùng với các cách phòng bệnh tiểu đường, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt, giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
BS PHẠM HỒNG THANH (Trung tâm Y tế TP. Long Xuyên)