Các chiến dịch đến từng nhà dân tiêm phòng bệnh bại liệt, như ở Kenya năm 2018, có thể làm phát tán Covid-19.
Cuối cùng, họ đã chọn cách thứ hai và các chiến dịch tiêm chủng nhằm chống lại một loạt các bệnh hiện giờ đang bị đình trệ ở nhiều quốc gia. Đối với nhiều trẻ em, các chiến dịch này là cơ hội duy nhất để chủng ngừa. Khoảng 13,5 triệu người đã bỏ lỡ việc tiêm vaccine cho bệnh bại liệt, sởi, virus HPV, sốt vàng da, dịch tả và viêm màng não kể từ khi việc đình chỉ bắt đầu.
Tiến sĩ Berkley nói: “Tôi nói với bạn rằng những con số đó sẽ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy ngày nay. Việc này có thể kéo dài lâu sau khi đại dịch giảm. Và với bệnh bại liệt, việc tạm dừng đã đẩy những thành công của chiến dịch loại trừ căn bệnh kéo dài ba thập kỷ vào tình trạng rắc rối”.
Việc đình chỉ bắt đầu vào ngày 24-3, khi các nhà lãnh đạo của Sáng kiến xóa sổ bại liệt toàn cầu (GPEI) kêu gọi các nước hoãn tất cả các chiến dịch tiêm phòng bại liệt cho đến nửa cuối năm. Các chiến dịch khổng lồ, các nỗ lực đến từng nhà dân từ 400 triệu đến 450 triệu người hàng năm là một hoạt động chính của chương trình diệt trừ căn bệnh này. Tuy nhiên, “chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, Tiến sĩ Michel Zaffran, Giám đốc GPEI thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã nói.
Theo ông, việc tiêm chủng sẽ khiến cả cộng đồng và nhân viên y tế tuyến đầu có nguy cơ bị nhiễm virus corona. Nhưng ông thừa nhận nhiều trẻ em sẽ bị liệt ở các quốc gia nơi bệnh bại liệt vẫn đang lưu hành và virus có thể sẽ lây lan sang các quốc gia hiện không có bệnh bại liệt.
Nỗ lực thanh toán bệnh bại liệt đã quay cuồng với những thất bại ở Afghanistan và Pakistan, nơi virus đang gia tăng, và ở châu Phi, nơi dịch bệnh do chính vaccine bại liệt gây ra đã vượt khỏi tầm kiểm soát. “Mọi người đều cảm thấy khó chịu” với việc dừng các chiến dịch, không chỉ các chiến dịch tiêm phòng, mà còn cho các chiến dịch nhắm mục tiêu để đối phó với dịch bệnh bùng phát có nguồn gốc từ vaccine ở châu Phi, Tiến sĩ Zaffran nói.
“Chỉ đạo đến từ cấp rất cao là tạm dừng mọi thứ”, Rebecca Martin thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói. Hội đồng giám sát bệnh bại liệt của GPEI gồm có người đứng đầu của tất cả các cơ quan đối tác, bao gồm cả Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Chương trình sẽ đánh giá lại quyết định này sau mỗi hai tuần.
Vào ngày 26-3, Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE) đã đưa ra lời kêu gọi rộng hơn, khuyến nghị các quốc gia ngừng các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt chống lại tất cả các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Alejandro Cravioto thuộc Khoa Y của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, người chủ trì SAGE, nói: “Bất kỳ chiến dịch lớn nào cũng sẽ đi ngược lại ý tưởng về sự giãn cách xã hội”.
Chuyên gia về bệnh sởi Robb Linkins, Phòng Tiêm chủng Toàn cầu của CDC cho biết, 23 ba quốc gia đã đình chỉ các chiến dịch bệnh sởi, và kết quả là, 78 triệu trẻ em sẽ bỏ lỡ tiêm vaccine. 16 quốc gia khác vẫn đang cân nhắc quyết định. Ông Linkins thấy trước hậu quả thảm khốc. WHO cho biết, ở các nước nghèo, virus này có thể giết chết 3 đến 6% số người mà nó lây nhiễm, đặc biệt là có nguy cơ cao với những đứa trẻ suy dinh dưỡng.
Năm 2018, năm cuối cùng có số lượng hoàn chỉnh, bệnh sởi đã làm khoảng 10 triệu người bị nhiễm và giết chết 140.000 người. Và vì bệnh sởi rất dễ lây lan, số ca mắc có thể nhanh chóng tăng lên sau khi dừng tiêm chủng.
Không giống như sáng kiến về bệnh bại liệt, SAGE đã dừng việc khuyến nghị các quốc gia tạm dừng các chiến dịch để dập tắt các đợt bùng phát Covid-19 đang diễn ra, nhưng họ nói rằng nên xem xét nguy cơ thật cẩm thận để có một phản ứng tức thời mà không được chậm trễ. Cho đến nay, các chiến dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch sởi có sự bùng nổ lớn nhất thế giới đã giết chết khoảng 6.500 trẻ em, nhiều hơn cả dịch Ebola gần đây tại quốc gia này và đã làm hơn 340.000 người mắc bệnh.
WHO, GAVI và các tổ chức y tế khác nhấn mạnh rằng, tiêm chủng thường quy cho từng trẻ em tại các phòng khám phải tiếp tục càng nhiều càng tốt trong đại dịch. Nhưng các hệ thống y tế ở nhiều quốc gia đã bị giãn mỏng và thiết bị bảo vệ thường thiếu thốn. Vaccine cũng có thể hết. Một số quốc gia đã gặp phải tình trạng thiếu hụt khi các chuyến bay dừng lại và cả việc đóng cửa biên giới, Tiến sĩ Berkley nói.
Mục tiêu xuyên suốt tất cả là phải quay trở lại mạnh mẽ và nhanh chóng để giành lại những mất mát khi đại dịch kết thúc.
Theo HOÀNG DƯƠNG (Báo Nhân dân)