Đảng bộ An Phú chung sức xây dựng quê hương phát triển - Kỳ 3: Những điển hình tiêu biểu

13/09/2022 - 10:15

 - Trong chặng đường xây dựng và phát triển của huyện đầu nguồn biên giới An Phú, trước hết phải kể đến hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống chính trị. Qua đó, để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân luôn chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng quê hương; tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với tự giác học tập làm theo Bác, trở thành việc làm thường xuyên...

Tiêm vaccine cho người dân

Huyện đoàn An Phú san sẻ, hỗ trợ người dân sớm vượt qua đại dịch

Người dân phấn khởi mua bán trở lại sau giai đoạn giãn cách

Ông Nguyễn Tấn Thành (sinh năm 1979,  nông dân ấp Búng Bình Thiên, xã Quốc Thái) sau khi được địa phương triển khai, quán triệt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông đã tìm hiểu thông qua những mẫu chuyện kể về tấm gương, đạo đức của Bác, nhận thức được những phẩm chất đạo đức cao cả của Bác. Đó là tấm gương suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, hết lòng thương yêu nhân dân; một tấm gương suốt đời không ngừng học tập và rèn luyện, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có nếp sống giản dị, khiêm tốn, thanh cao.

Ông Thành cho biết, bản thân luôn tích cực tham gia thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân đối với Đảng, với nhà nước tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động để cùng xây dựng quê hương đạt chuẩn xã nông thôn mới. Chính vì vậy, sau khi nghe Đảng ủy, UBND xã Quốc Thái triển khai kế hoạch thực hiện công trình đường ra cánh đồng, ông nhận thức đây là một chủ trương hết sức thiết thực và phù hợp lòng dân, nhằm giúp cho bà con nông dân vận chuyển hàng hóa, sản xuất và thu hoạch.

“Từ đó, bản thân tôi mạnh dạn bàn bạc với gia đình thống nhất hiến 3.500m2 (3 công rưỡi) đất tại ấp Búng Bình Thiên (xã Quốc Thái) để làm đường ra cánh đồng; đồng thời, vận động anh em và những hộ có đất nằm trong khu vực làm đường cộ hiến đất để hoàn thành đoạn đường này, góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đi lại dễ dàng và vận chuyển nông sản thuận lợi”- ông Thành nói...

Với chức năng tham mưu Huyện ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy về công tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở); toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức trong Ban Dân vận Huyện ủy An Phú luôn giữ vững lập trường chính trị; đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh, chỉ đạo và hành động; lấy chất lượng và hiệu quả công tác làm mục tiêu phấn đấu; có ý thức và thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho 100% cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ, học tập và đăng ký từng việc cụ thể, thiết thực để làm theo. Gắn nội dung thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thông qua đó, giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng, đủ mục đích, yêu cầu, nội dung cơ bản, ý nghĩa, sự cần thiết của việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy An Phú Lê Văn Hậu thông tin, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo’, “ Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được Ban Dân vận Huyện ủy quan tâm xây dựng kế hoạch triển khai đến UBMTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội huyện; Khối Dân vận các xã, thị trấn… Qua đó, đã tác động rất lớn tới đời sống, nhận thức của đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo bước chuyển biến rõ nét về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, sự gắn bó mật thiết hơn giữa Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đã tạo thêm động lực mới thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng.

Các phong trào thi đua lao động sản xuất, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã ngày càng phát triển. Đặc biệt, đã chủ động xây dựng và thực hiện các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chuyên đề học tập hàng năm thực sự tiêu biểu, có tính bền vững, tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội.

Bên cạnh việc thực hiện phong trào “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, toàn huyện đã tham gia tốt công tác phát triển kinh tế, thực hiện an sinh xã hội, phòng, chống dịch COVID-19…. UBMTTQVN huyện An Phú đã vận động Quỹ Người nghèo trên 599 triệu đồng, Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 hơn 5,8 tỷ đồng (tiền mặt và hiện vật), những “Chuyến xe 0 đồng” ở các xã, thị trấn với tổng kinh phí gần 4,5 tỷ đồng.

Các tổ chức chính trị - xã hội huyện lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) với việc phát động các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đoàn viên, hội viên. Liên đoàn Lao động huyện đẩy mạnh phong trào xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, phong trào “Xanh- sạch- đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”. 

Đoàn Thanh niên huyện An Phú với phong trào “Tuổi trẻ làm theo lời Bác”, xung kích, tình nguyện vào những “khâu khó, việc mới”. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh với phong trào “Người cán bộ hội tiêu biểu, xuất sắc làm theo lời Bác”…

Kỳ 4: An Phú thi đua chào mừng 190 năm thành lập tỉnh An Giang

HỮU HUYNH