Các tiết mục do Nhà thiết kế Sỹ Hoàng chỉ đạo sản xuất và thiết kế, kịch bản nhà báo Trác Thúy Miêu và được dàn dựng bởi đạo diễn Vũ Trần. Đảm nhận vai trò dẫn dắt và kết nối các tiết mục là 3 cặp thí sinh: Kiều Ngân - Quang Quý, Minh Trí - Phương Uyên, Misoa Kim Anh - Quang Huy. Giám khảo của chương trình là bộ tứ quyền lực gồm đạo diễn NSƯT Vũ Thành Vinh, nhà báo - MC Lê Phước Lập, nhà báo - MC Trác Thúy Miêu và nhà văn - MC Tùng Leo.
Mở đầu đêm thi là cặp thí sinh Quang Quý và Kiều Ngân với tiết mục giới thiệu nghệ thuật Hát bội. Vào vai những cư dân trẻ của TP.HCM, Quang Quý và Kiều Ngân cùng đi tìm những nét đặc trưng của thành phố qua các di tích lịch sử như chợ Bến Thành,vòng xoay Quách Thị Trang mà mỗi di tích đều mang những câu chuyện in đậm những nét văn hóa một thời. Một trong những hoạt động văn hóa thu hút người xem lúc bấy giờ chính là Hát bội. Và trên sân khấu của Én Vàng 2017, vở tuồng San Hậu nổi tiếng đã được các nghệ sĩ Chí Bảo, Thái Hòa, Bảo Anh, Lâm Khôi và gánh ca diễn Điểm Một Thời tái diễn. Sau phần đi ngược thời gian, Quang Quý và Kiều Ngân đúc kết lại phần dẫn với nhiều tiếc nuối dành cho loại hình nghệ thuật Hát Bội nay đã vắng bóng và thể hiện mong muốn của những người trẻ thời nay là có thêm nhiều chương trình dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống.
Nhận xét về phần thi của 2 thí sinh, giám khảo Trác Thúy Miêu và Phước Lập có phần đối lập với nhau. Giám khảo Trác Thúy Miêu: “Tôi thông cảm cho sự tham lam thông tin của Quang Quý và Kiều Ngân trong phần dẫn dắt vì khung chương trình có thời lượng hạn chế, phần dẫn mở của 2 thí sinh khéo léo không để cho khán giả đi lạc vào quá khứ, phủ lập hiện tại. Nhiệm vụ của người dẫn chương trình là gợi mở cho khán giả, hai thí sinh có điều kiện hòa mình vào tiết mục nhưng các bạn căng thẳng. Kiều Ngân hoang mang với quá nhiều thông tin, trong khi Quang Quý khá lưu loát”.
Giám khảo Phước Lập: “Tôi lại cho rằng hôm nay Kiều Ngân tự nhiên, còn Quang Quý có vấn đề bởi cái nhịp của em có 1 màu suốt tiết mục. Người ta xem thấy cái đẹp nhưng cái đẹp đó không cảm được, không hiểu được thì trách nhiệm của các em phải thể hiện những chi tiết làm nên Hát Bội, cấu trúc, nội dung của lớp diễn là cái gì để khán giả hiểu”. Giám khảo Tùng Leo cho rằng anh không thích mỗi khi dẫn chương trình về văn hóa là MC bắt lỗi thời cuộc, cái cũ vẫn còn nguyên giá trị của nó nếu những người làm sứ giả văn hóa như các bạn làm đúng. Giám khảo Vũ Thành Vinh cho rằng 2 thí sinh vẫn khá an toàn, mang đến thông tin nhiều nhưng thiếu sự linh hoạt, thiếu sự đột phá trong việc dẫn dắt.
Ban Giám Khảo Én Vàng 2017
Thí sinh Kiều Ngân và Quang Quý
Một trong những hoạt động văn hóa thu hút người xem lúc bấy giờ chính là Hát bội. Và trên sân khấu của Én Vàng 2017, vở tuồng San Hậu nổi tiếng đã được các nghệ sĩ Chí Bảo, Thái Hòa, Bảo Anh, Lâm Khôi và gánh ca diễn Điểm Một Thời tái diễn.
Thí sinh Misoa Kim Anh và Quang Huy
Misoa Kim Anh và Quang Huy nhắc lại lời tuyên ngôn hùng tráng 1 thời của Thái hậu Dương Vân Nga về hình ảnh chiếc áo dân tộc thông qua trích đoạn cải lương Thái hậu Dương Vân Nga do NSND - Tiến sĩ Bạch Tuyết biểu diễn.
Thí sinh Phương Uyên và Minh Trí
Bên ly bia hơi, chai nước ngọt, mọi người ngồi bên nhau ngắm dòng người qua lại và lắng nghe những ca khúc Bolero rất tình như Thói đời, Mưa đêm tỉnh nhỏ, Ai cho tôi tình yêu… được thể hiện bởi ca sĩ Tùng Anh, Hòa Thuận.
Hai thí sinh còn táo bạo mời bộ tứ giám khảo lên sân khấu hòa cùng không khí tà dư tửu hậu bên quán cóc vỉa hè.
Trong khi giám khảo Tùng Leo, Phước Lập và NSƯT Vũ Thành Vinh say xưa bên những ly bia hơi bình dân thì nữ giám khảo Trác Thúy Miêu thể hiện tài nghệ khiêu vũ của mình.
Trác Thúy Miêu
Giám khảo Tùng Leo
Top 6 thí sinh
Giám khảo Phước Lập
Các thí sinh Én Vàng nói về thông điệp của người trẻ.
Thí sinh Minh Trí và Phương Uyên kết hợp cùng nhau trong phần giới thiệu về loại hình Tân nhạc cải cách. Cả 2 đưa ra những góc nhìn trái ngược nhau, Minh Trí cho rằng TP.HCM đang có những dấu hiệu của sự lão hóa khi con người ngày càng bận bịu với cơm áo gạo tiền mà quên đi thanh xuân của mình, không còn những vở tuồng, sân khấu cải lương, hát Bội sáng đèn hàng đêm… Phương Uyên thì lại lạc quan cho rằng vẫn còn nhiều giá trị ở đâu đó chưa tìm ra trong thành phố này. Và cả hai đã cùng nhau đi tìm lại thanh xuân của thành phố, những giá trị văn hóa tinh thần xưa. Bối cảnh của sân khấu lúc này là một góc Sài Gòn thu nhỏ qua hình ảnh của một quán nhậu bình dân bên đường.
Bên ly bia hơi, chai nước ngọt, mọi người ngồi bên nhau ngắm dòng người qua lại và lắng nghe những ca khúc Bolero rất tình như Thói đời, Mưa đêm tỉnh nhỏ, Ai cho tôi tình yêu… được thể hiện bởi ca sĩ Tùng Anh, Hòa Thuận. Hai thí sinh còn táo bạo mời bộ tứ giám khảo lên sân khấu hòa cùng không khí tà dư tửu hậu bên quán cóc vỉa hè. Trong khi giám khảo Tùng Leo, Phước Lập và NSƯT Vũ Thành Vinh say xưa bên những ly bia hơi bình dân thì nữ giám khảo Trác Thúy Miêu thể hiện tài nghệ khiêu vũ của mình. Tất cả cho thấy những người dân TP.HCM dễ thương, hào sảng, phóng khoáng, hoài cổ và bất cứ loại hình nghệ thuật truyền thống nào cũng có thể tồn tại cùng với mạch phát triển của thành phố.
Giám khảo NSƯT Vũ Thành Vinh nhận xét tiết mục của 2 thí sinh mang đến không khí gần gũi, cách dẫn dắt với ngôn ngữ chân phương, tuy nhiên phần cuối chốt lại vấn đề 2 thí sinh chưa đưa ra chính kiến. Giám khảo Trác Thúy Miêu: “Hơi tiếc là sau khi rã đám quán cóc, các bạn không nên quanh quẩn với Bolero mà nên dẫn vào cái tình của thành phố, cái gì nằm trong chất, trong máu thành phố này thì không đi đâu hết”.
Giám khảo Tùng Leo nhận xét: “Lần đầu tiên trong 1 phần thi, các bạn mang ban giám khảo lên sân khấu rất tự nhiên. Tôi không đồng ý Bolero là buồn mà rất tình, thêm nữa 2 thí sinh không đào sâu được hình ảnh những ca sĩ hát vỉa hè. Tôi luôn nhắc các thí sinh, các bạn có tất cả các ưu điểm của tuổi trẻ nhưng hãy thêm vào đó sự tinh tế”. Giám khảo Phước Lập hài lòng với cách dẫn dắt của 2 thí sinh nhưng theo anh cả hai chưa nói được cái tình để thấy thành phố mãi mãi thanh xuân trong cái tình.
Thí sinh Misoa Kim Anh và Quang Huy cùng dẫn dắt vào tiết mục giới thiệu nghệ thuật Cải lương. Lấy bối cảnh TP.HCM trong những ngày cận Tết với hình ảnh những tà áo dài rực rỡ trên đường hoa Nguyễn Huệ. Trong không khí đó, cả hai cùng giới thiệu lại hành trình của những chiếc áo dài qua các thời kỳ. Tuy nhiên có 1 giai đoạn, chiếc áo dài vắng bóng trên đường phố khiến nhiều người lo lắng rằng liệu chiếc áo dài có vĩnh viễn mất đi hay không.
Trả lời cho câu hỏi đó, Misoa Kim Anh và Quang Huy nhắc lại lời tuyên ngôn hùng tráng 1 thời của Thái hậu Dương Vân Nga về hình ảnh chiếc áo dân tộc thông qua trích đoạn cải lương Thái hậu Dương Vân Nga do NSND - Tiến sĩ Bạch Tuyết biểu diễn. Tiếp nối lời hiệu triệu của Thái hậu Dương Vân Nga giữ cho kỳ được chiếc áo long bào của dân tộc, Kim Anh và Quang Huy đã cùng kết lại vấn đề bằng câu chuyện hồi sinh và phục hưng của chiếc áo dài trên dòng chảy của lịch sử dân tộc và đang được thế hệ trẻ ngày này tiếp tục gìn giữ và phát huy.
Nhận xét về phần thi của thí sinh Quang Huy và Misoa Kim Anh, giám khảo Trác Thúy Miêu cho rằng Misoa Kim Anh mang áp lực hưởng ứng lời hiệu triệu của 1 bà hoàng quá lớn nên khi xuất hiện, cô có phần hét to và cử chỉ chưa được tinh tế, ngôn ngữ chưa được khéo léo. Giám khảo Phước Lập cho rằng: “Chúng ta không cần lên gân, chúng ta cần tìm ra giá trị đẹp, tự hào, lưu giữ và nâng niu là tình yêu đất nước để nhấn mạnh. Phần dẫn của Quang Huy tốt, bảo toàn được năng lượng và thông điệp để khán giả tin”.
NSND Bạch Tuyết ấn tượng: “Các bạn thí sinh còn trẻ cho nên nhiều thông tin các bạn chưa nắm nhưng cái đẹp nhất ở các bạn là sự nói thật, nói những điều mình thấy đang hiện diện trong thời đại của chúng ta. Chỉ cần như thế thôi là chúng ta cần vỗ tay và kính trọng. Bởi thế giới thuộc về những người trẻ, nếu những người trẻ không nhìn lại, tìm những cái đẹp hôm qua để đưa tới ngày mai, cộng thêm sức trẻ thì còn gì là thế giới. Riêng tôi hoan ngênh và ngưỡng mộ”.
Sau phần thi của Misoa Kim Anh và Quang Huy, các thí sinh Kiều Ngân, Quang Quý, Minh Trí và Kim Uyên đã cùng trở lại sân khấu để đưa ra những thông điệp của người trẻ hiện đại. Kiều Ngân đưa ra quan điểm mong muốn giữ lấy Tết cổ truyền để những người Việt đang tha hương, những du học sinh có 1 ngày trong năm để nhớ về cội nguồn dân tộc, để hương hồn của ông bà, tổ tiên có thể lần theo hương nhang khói về ăn cơm với con cháu vào ngày 30 Tết. Thí sinh Quang Quý bày tỏ quan điểm của mình trước những cuộc tranh cãi về văn hóa đó là mỗi quan điểm đều không hoàn toàn chính xác nên hãy đặt mình vào vị trí đối phương để có kết luận trọn vẹn và điều quan trọng là hãy tử tế.
Thí sinh Phương Uyên là 1 người yêu ngôn ngữ, yêu tiếng mẹ đẻ và mong muốn giữ lại chữ viết tiếng Việt. Thí sinh Minh Trí cho rằng người trẻ như những cây xanh cần chăm bón để trở thành những cây cổ thụ, để cây phát triển cần có cái gốc đó chính là nền tảng văn hóa dân tộc. Vốn là 1 thầy giáo, Quang Huy mong rằng những học sinh của mình sẽ được biết đến nhiều chương trình văn hóa dân tộc. Thí sinh Misoa Kim Anh mong muốn những người trẻ bớt phàn nàn trên facebook.
Tổng điểm 2 đêm thi Quá khứ - Hiện tại – Tương lai và Đêm hoa lệ, Minh Trí là thí sinh cao điểm nhất với 77 điểm. Anh cũng là thí sinh duy nhất nhận được điểm tuyệt đối từ bộ tứ giám khảo trong đêm thi chủ đề Ngôn tình. Kế đến là Phương Uyên và Kiều Ngân với cùng số điểm 75,75 điểm, Cả 3 an toàn bước vào vòng kế tiếp. 3 thí sinh có số điểm thấp hơn là Quang Quý (71,5 điểm), Misoa Kim Anh (73,75 điểm), Quang Huy (75,5 điểm) bước vào thử thách tăng cường nói về quan điểm cá nhân với những hình ảnh mà ban giám khảo đưa ra.
Với bức ảnh nói về những áp lực quá lớn và sự áp đặt của bố mẹ lên vai của con, Quang Huy đã chinh phục được cả 4 giám khảo để giành được chiếc vé còn lại. Hai thí sinh Quang Quý và Misoa Kim Anh đã phải chia tay với chương trình do phần thử thách chưa thể hiện hết thông điệp của bức ảnh.
Theo ĐÌNH CƯỜNG (VnMedia)