Tin tức COVID-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 1-2 đến 16h ngày 2-2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.744 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 8.722 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.289 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 5.057 ca trong cộng đồng).
Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày 2/2 là 2.735 ca.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.716), Đà Nẵng (778), Thanh Hóa (353), Hải Phòng (283), Hải Dương (233), Quảng Nam (221), Phú Thọ (216), Bắc Ninh (212), Bình Định (203), Gia Lai (200), Nam Định (197), Vĩnh Phúc (170), Lạng Sơn (165), TP. Hồ Chí Minh (148), Hà Nam (147), Hưng Yên (145), Ninh Bình (144), Hòa Bình (130), Nghệ An (120), Thái Bình (113), Bến Tre (113), Kon Tum (107), Bắc Giang (103), Quảng Ninh (100), Thái Nguyên (100), Bình Phước (94), Lâm Đồng (93), Thừa Thiên Huế (86), Quảng Bình (84), Bắc Kạn (78), Quảng Trị (68), Hà Giang (67), Tây Ninh (64), Phú Yên (50), Bạc Liêu (49), Vĩnh Long (46), Sơn La (44), Cà Mau (43), Yên Bái (42), Tuyên Quang (40), Điện Biên (34), Quảng Ngãi (32), Hậu Giang (32), Lào Cai (31), Hà Tĩnh (29), Đắk Nông (26), Trà Vinh (26), Khánh Hòa (25), Cao Bằng (23), Bình Dương (19), Kiên Giang (17), Đồng Tháp (16), Lai Châu (13), Bình Thuận (8 ), Long An (8 ), Cần Thơ (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), An Giang (4), Đồng Nai (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Nam (-254), Bình Định (-241), Hải Phòng (-213).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+200), Lạng Sơn (+165), Kon Tum (+107).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.099 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 186 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.295.494 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.258 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.288.441 ca, trong đó có 2.066.036 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.195), Bình Dương (292.927), Hà Nội (136.939), Đồng Nai (99.911), Tây Ninh (88.348).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.795 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.068.853 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.735 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.913 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 374 ca; Thở máy không xâm lấn: 72 ca; Thở máy xâm lấn: 362 ca; ECMO: 14 ca. (Riêng thông tin về số ca tử vong sẽ được cập nhật trở lại vào ngày 03/02/2022).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.238.912 mẫu tương đương 77.252.039 lượt người, tăng 16.048 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 01/02 có 11.855 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.581.833 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.078.859 liều, tiêm mũi 2 là 74.182.311 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.320.663 liều.
Pfizer xin cấp phép khẩn cấp vaccine cho trẻ 5 tuổi
Hôm 1/2, các nhà sản xuất vaccine Pfizer và BioNTech yêu cầu FDA cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 khẩn cấp cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Mỹ.
Mỹ có thể tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi trong tháng này hoặc đầu tháng tới.
Các công ty dược phẩm yêu cầu FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phác đồ tiêm hai liều vaccine với trẻ dưới 5 tuổi. Theo Pfizer và BioNTech, yêu cầu này "nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sức khỏe cộng đồng" trong bối cảnh số trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do COVID-19 tăng.
“Mục tiêu chung của chúng tôi và FDA là chuẩn bị cho các biến thể COVID-19 trong tương lai, đồng thời cung cấp cho các bậc phụ huynh biện pháp giúp bảo vệ con em khỏi loại virus gây bệnh này", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty dược phẩm Pfizer, ông Albert Bourla, nói.
Liều lượng vaccine COVID-19 của Pfizer và BioNTech dành cho từng nhóm tuổi là khác nhau. Thiếu niên từ 12 tuổi trở lên sử dụng 30 microgam/liều, trong khi trẻ 5-11 tuổi được tiêm 10 microgam/liều. Liều lượng dự kiến dành cho trẻ dưới 5 tuổi là 3 microgam.
Trong khi chờ quyết định của FDA, các công ty dược phẩm có kế hoạch tiếp tục thử nghiệm phác đồ ba liều vaccine cho trẻ. "Chúng tôi tin rằng sẽ cần ba liều vaccine cho trẻ em để đạt được mức độ bảo vệ cao nhằm chống lại các biến thể hiện tại và tiềm năng trong tương lai", ông Albert Bourla cho biết thêm.
F0 cả nước giảm mạnh, 40.000 bệnh nhân khỏi bệnh
Hôm qua (1/2), Bộ Y tế ghi nhận 11.023 ca COVID-19, giảm gần 1.700 ca so với ngày trước đó. Trong ngày gần 40.000 F0 khỏi bệnh.
Hiện cả nước ghi nhận 185 ca COVID-19 do biến thể Omicron. Trong đó TP.HCM 92 ca, Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Trong 24h qua, ca dương tính SARS-CoV-2 giảm mạnh ở các địa phương, cả nước ghi nhận gần 40.000 người khỏi bệnh.
F0 ở Hà Nội giảm
Hôm qua (1/2), Hà Nội phát hiện thêm 2.705 ca dương tính SARS-CoV-2 (749 ca cộng đồng). Bệnh nhân phân bố tại 457 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, thị xã. Một số quận ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (228); Đống Đa (187); Đông Anh (185); Nam Từ Liêm (156); Long Biên (154); Chương Mỹ (139); Gia Lâm (132); Bắc Từ Liêm (124).
Về công tác điều trị, 61.409 F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 151 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 168 ca, tại các bệnh viện của Hà Nội là 2.819 ca, cơ sở thu dung điều trị thành phố 160 ca, cơ sở thu dung quận, 1.186 ca, theo dõi cách ly tại nhà 57.244 ca.
Hải Phòng 472 ca mới
Hải Phòng ghi nhận 472 ca mắc mới (437 trường hợp F0) và 2.642 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi trên địa bàn tỉnh là 30.288.
Hưng Yên 355 ca mới
Hưng Yên ghi nhận 355 ca F0 (72 ca phát hiện bằng phương pháp RT-PCR và 283 ca phát hiện bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên) và 908 trường hợp khỏi bệnh. Trong đó, thị xã Mỹ Hào 83 ca, Yên Mỹ 58, Ân Thi 49, Văn Lâm 48, Tiên Lữ 39, Văn Giang 31, thành phố Hưng Yên 19, Kim Động 16, Phù Cừ 8, Khoái Châu 2.
Trong tỉnh đang thu dung, điều trị 1.695 ca F0 tại các cơ sở tập trung; tại nhà, nơi lưu trú là 3.731 ca ở 10 , thị xã, thành phố.
Quảng Ninh 116 F0
Quảng Ninh ghi nhận 116 ca mắc dương tính mới (92 ca cộng đồng, 24 ca cách ly). Cụ thể, Hạ Long 61 ca, Uông Bí 22 ca, Cẩm Phả 15 ca, Quảng Yên 6 ca, Vân Đồn 3 ca, Ba Chẽ 3 ca, Móng Cái 3 ca, Đông Triều 2 ca, Hải Hà 1 ca.
Từ ngày 11/10/2021 đến nay, tỉnh ghi nhận 12.868 ca mắc COVID-19. UBND tỉnh yêu cầu, trong dịp Tết Nguyên đán, các địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ người dân từ các địa phương có dịch trở về, đặc biệt ở vùng 3 và vùng 4, không được chủ quan, lơ là, luôn cập nhật tình hình dịch bệnh, chủ động khoanh vùng xử lý dịch gọn khi ghi nhận ca dương tính.
Khánh Hoà 42 ca
Trong ngày hôm qua, Khánh Hòa ghi nhận 42 ca mắc mới (Nha Trang 9 ca, Ninh Hòa 10 ca, Vạn Ninh 7 ca, Diên Khánh 4 ca, Cam Ranh 7 ca, Khánh Vĩnh 3 ca, Khánh Sơn 2 ca) và 189 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh là 62.452 ca, 60.949 bệnh nhân khỏi bệnh. Ba khu vực ghi nhận số mắc cao nhất: TP Nha Trang 34.081 ca, Ninh Hòa 9.087 ca, Diên Khánh 6.820 ca.
Đà Nẵng 783 người nhiễm
Đà Nẵng ghi nhận 783 ca mắc mới trong ngày hôm qua (218 ca cách ly tại nhà và 565 ca chưa cách ly).
Các địa phương có ca mắc cao: Hòa Vang (106 ca), Cẩm Lệ (98 ca), Sơn Trà (97 ca), Thanh Khê (94 ca), Liên Chiểu (92 ca), Hải Châu (58 ca), Ngũ Hành Sơn (19 ca).
Đến nay, thành phố tiêm 2.169.219 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi: 1 980.979 người, mũi 2: 961.771 người và mũi 3: 226.469 người.
WHO kêu gọi các nước không dỡ bỏ toàn bộ biện pháp chống COVID-19
Phát biểu họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, kể từ khi biến thể Omicron lần đầu tiên được xác định chỉ 10 tuần trước, gần 90 triệu ca mắc COVID-19 đã được báo cáo cho WHO, cao hơn con số được báo cáo trong toàn bộ năm 2020. WHO bắt đầu nhận thấy sự gia tăng rất đáng lo ngại về số ca tử vong ở hầu hết các khu vực của thế giới.
Nhân viên y tế cấp cứu bệnh nhân COVID-19
Ông Ghebreyesus nhắc lại mối quan ngại về quan điểm ở một số quốc gia rằng do biến thể Omicron lây lan mạnh và ít gây bệnh nghiêm trọng, việc ngăn ngừa lây lan giờ đây không còn khả thi và cần thiết nữa. Ông nêu rõ: "(Dịch COVID-19) lây lan nhiều hơn đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều ca tử vong hơn. Chúng tôi không kêu gọi bất kỳ quốc gia nào quay trở lại biện pháp phong tỏa.
Nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia bảo vệ người dân bằng cách sử dụng mọi công cụ, không chỉ riêng vaccine. Tổng Giám đốc WHO cảnh báo "còn quá sớm để bất kỳ quốc gia nào đầu hàng hay tuyên bố chiến thắng".
Theo Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, hơn 22 triệu ca mắc đã được báo cáo cho WHO trong 7 ngày qua, phần lớn là do biến thể Omicron. Điều đáng quan tâm hơn hiện nay là 4 tuần qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2 trên khắp thế giới, điều mà bà Van Kerkhove cho rằng "lẽ ra không nên xảy ra vào thời điểm hiện tại khi chúng ta có các công cụ thực sự có thể ngăn chặn điều này".
Bình luận về các thông tin rằng một số quốc gia đã bắt đầu nới lỏng biện pháp các hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19, bà Van Kerkhove khuyến cáo các nước cần thận trọng bởi nhiều quốc gia vẫn chưa trải qua giai đoạn làn sóng lây nhiễm Omicron đạt đỉnh, nhấn mạnh "hiện chưa phải lúc để dỡ bỏ tất cả mọi biện pháp chống dịch cùng một lúc".
Trong khi đó, Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh rằng các quốc gia nên vạch ra lộ trình của riêng mình trong việc dỡ bỏ các biện pháp tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của mỗi nước thay vì chỉ làm theo những gì các quốc gia khác đang làm.
Cả nước ghi nhận 11.023 F0 mới trong ngày mùng 1 Tết
Tính từ 16h ngày 31/1 đến 16h ngày 01/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.023 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 11.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.626 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 7.303 ca trong cộng đồng).
Số ca nhiễm mới trong ngày mùng 1 Tết giảm 1.626 ca so với ngày hôm qua.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.705), Đà Nẵng (783), Hải Phòng (496), Quảng Nam (475), Bình Định (444), Thanh Hóa (412), Phú Thọ (388), Hưng Yên (355), Bắc Ninh (342), Nam Định (330), Hải Dương (293), Nghệ An (270), Thái Nguyên (246), Hòa Bình (229), Bắc Giang (229), Vĩnh Phúc (207), Thái Bình (198), Ninh Bình (177), Lâm Đồng (173), Hà Nam (160), TP. Hồ Chí Minh (155), Bình Phước (154), Quảng Ninh (116), Quảng Bình (112), Lào Cai (106), Tây Ninh (105), Quảng Trị (98), Tuyên Quang (94), Cà Mau (93), Bến Tre (87), Hà Giang (85), Thừa Thiên Huế (84), Phú Yên (82), Sơn La (82), Quảng Ngãi (59), Đắk Nông (52), Kiên Giang (49), Điện Biên (44), Bà Rịa - Vũng Tàu (43), Lai Châu (42), Khánh Hòa (42), Yên Bái (40), Hậu Giang (39), Bạc Liêu (37), Vĩnh Long (37), Long An (32), Bình Dương (29), Trà Vinh (27), Đồng Nai (21), Cao Bằng (15), Đồng Tháp (11), Bình Thuận (11), An Giang (10), Cần Thơ (4), Tiền Giang (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-439), Kon Tum (-288), Nam Định (-144).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+89), Quảng Nam (+72), Lào Cai (+48).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.122 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.286.750 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.169 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) nâng số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.279.719 ca, trong đó có 2.059.241 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.047), Bình Dương (292.908), Hà Nội (134.223), Đồng Nai (99.910), Tây Ninh (88.284).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 39.608 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.062.058 ca. Trong đó, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.315 ca.
(Thông tin về số ca tử vong sẽ được cập nhật trở lại vào ngày 03/02/2022)
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.222.864 mẫu tương đương 77.232.838 lượt người, tăng 18.230 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 31/01 có 145.079 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.431.371 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.073.848 liều, tiêm mũi 2 là 74.168.251 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.189.272 liều.
Bỏ mọi xét duyệt với công dân Việt Nam về nước
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đồng ý cho các hãng hàng không được phép thông báo và mở bán vé cho tất cả công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.
Bỏ mọi điều kiện, các xét duyệt với công dân Việt Nam về nước.
Theo đó, bỏ hoàn toàn các hạn chế về nhập cảnh với công dân Việt Nam khi về nước, không giới hạn loại hình phương tiện (cả hàng không, hàng hải, đường bộ…), hình thức vận chuyển (thường lệ và không thường lệ).
Cục Hàng không thông báo và cấp phép bay ngay cho các hãng hàng không chở công dân về nước trên các chuyến bay thường lệ và không thường lệ mà không yêu cầu bất kể văn bản xét duyệt nhân sự nào. Các yêu cầu về kiểm soát y tế tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế với người nhập cảnh.
Bộ GTVT Cục HKVN chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của các bộ ngành và địa phương liên quan khẩn trương cấp phép cho hãng hàng không chở công dân Việt Nam về nước, nhất là từ các địa bàn hiện vẫn còn nhiều công dân ta đang “mắc kẹt”. Kết quả thực hiện báo cáo về Bộ GTVT.
Số F0 đang điều trị giảm mạnh
Theo cập nhật lần gần nhất của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đến hết ngày 30/1, Việt Nam chỉ còn 144.467 ca mắc COVID-19 đang điều trị (giảm 45,7% so với trung bình 7 ngày trước).
Trong số này, 51.566 người phải điều trị tại bệnh viện. Số trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch của cả nước do COVID-19 là 2.843 người.
Trong Tết, tất cả cán bộ y tế, cơ sở điều trị COVID-19 đều hoạt động bình thường, không có giây phút nào nghỉ ngơi, nỗ lực cứu chữa người bệnh.
So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới ghi nhận ngày 30/1 đã giảm 46,2%, lượng người tử vong giảm 30,6%.
Mặt khác, tại Hà Nội, địa phương đang đứng đầu cả nước về số ca mắc mới, 3.288 F0 đang phải điều trị tại bệnh viện. Tình hình này cũng tương tự tại các điểm nóng còn lại của dịch như Đà Nẵng, Bắc Ninh hay Hải Phòng.
Cụ thể, Đà Nẵng đang điều trị cho 519 bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, số ca diễn biến nặng, nguy kịch là 62, tăng tới 79,3% so với trung bình tuần qua.
Tại Bắc Ninh, số người phải điều trị tại bệnh viện là 2.097 trường hợp, 64 ca trong đó diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 3,5% so với 7 ngày trước đó).
Với Hải Phòng, trong 1.160 F0 đang điều trị tại bệnh viện có tới 153 ca diễn biến nặng, nguy kịch. Con số này tăng 11,4% so với trung bình tuần trước. Thành phố cũng đang có một trường hợp phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO).
Trao đổi với báo chí sáng 31/1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện các con số thể hiện tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đều rất khả quan. Cụ thể, số lượng trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch hay tử vong do COVID-19 đều đang giảm.
Ông Long chia sẻ: “Để đạt được những kết quả này, chúng ta đã phải trải qua quá trình dài triển khai mọi biện pháp y tế. Từ vấn đề tiêm chủng, chuẩn bị năng lực điều trị, hệ thống y tế tới kinh nghiệm điều trị, cách thức tổ chức phân tuyến bệnh nhân, quản lý sớm, điều trị sớm F0 ngay tại cộng đồng”.
Từ đây, số lượng người mắc COVID-19 tử vong của Việt Nam trong thời gian qua đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh chúng ta tuyệt đối không được phép chủ quan, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Về phía ngành y tế, bộ cũng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp như tiêm chủng, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chăm sóc, điều trị bệnh nhân ở tất cả tuyến.
Ông Long khẳng định: “Trong Tết, tất cả cán bộ y tế, cơ sở điều trị COVID-19 đều hoạt động bình thường, không có giây phút nào nghỉ ngơi. Chúng tôi sẽ cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới”.
Cả nước có 185 ca mắc do biến thể Omicron tại 15 tỉnh, thành
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Nhân viên y tế đến theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân F0 tại nhà ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).
Đến nay, cả thế giới có 375.521.978 ca nhiễm, trong đó 296.680.008 ca khỏi bệnh; 5.682.853 ca tử vong và 73.159.117 ca đang điều trị (93.741 ca diễn biến nặng).
Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 453.139 ca, tử vong tăng 1.411 ca. Châu Âu tăng 242.259 ca; Bắc Mỹ tăng 13.929 ca; Nam Mỹ tăng 2.083 ca; châu Á tăng 158.808 ca; châu Phi tăng 4.429 ca; châu Đại Dương tăng 31.631 ca.
Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.610 ca, trong đó: Thái Lan tăng 8.008 ca, Philippines tăng 14.546 ca, Campuchia tăng 56 ca.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.835 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.022.450 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 128 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.204.634 mẫu tương đương 77.211.793 lượt người, tăng 21.577 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 30/01 có 159.885 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.