Trên Kitco, lúc 17h ngày 10/11 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới được niêm yết ở ngưỡng 1.771 USD/ounce, tăng 12 USD/ounce so với cuối chiều qua.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng khi USD lao dốc không phanh. Sau các báo cáo được công bố, USD đã chịu các đợt bán tháo lớn và tạo ra mức giảm hàng tuần lớn nhất trong năm 2022. Chỉ số US Dollar Index mở cửa ở mức khoảng 111,034 và đóng cửa ở mức 106,275. Chỉ trong một tuần, chỉ số US Dollar Index đã mất 4,824 điểm, tương đương 4,286%.
Báo cáo mới nhất cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong tháng 10/2022 – một dấu hiệu rằng lạm phát đang chậm lại. Điều này làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu giảm bớt các đợt tăng lãi suất mạnh tay của họ.
Theo công cụ FedWatch của CME, có 80,6% xác suất Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12, trong khi xác suất tăng 75 điểm cơ bản chỉ còn 19,4%.
Giá vàng hôm nay tiếp đà tăng giá.
Ông Christopher Wong, chiến lược gia về ngoại hối tại ngân hàng OCBC (Singapore) cho biết, số liệu lạm phát nhẹ nhàng hơn dự kiến, tạo khả năng Fed tăng lãi suất ít hơn. Điều đó có thể đẩy USD đi xuống, tạo cơ hội cho vàng có giai đoạn phục hồi nhẹ.
Chuyên gia này nhận định, nếu sự hưng phấn trên thị trường tiếp tục, giá vàng có thể tăng cao hơn nhiều và chạm mức 1.762 - 1.767 USD/ounce trong thời gian tới.
Diễn biến giá vàng hôm nay
+ Giá vàng trong nước
Lúc 16h ngày 12/11, trên sàn giao dịch của Doji, giá vàng được niêm yết ở mức 66,5 - 67,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, trên sàn giao dịch của SJC, vàng SJC có giá mua vào là 66,6 triệu đồng/lượng, bán ra là 67,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 53,6 - 54,6 triệu đồng/lượng.
+ Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới chiều nay đứng ở ngưỡng 1.771 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.772 USD/ounce.
Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, các chuyên gia dự báo CPI tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ. Giá tiêu dùng của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong tháng 10/2022 là dấu hiệu lạm phát đang chậm lại.
Dữ liệu lạm phát đã khiến các nhà giao dịch điều chỉnh đặt cược mức tăng lãi suất của Fed, với tỷ lệ tăng lãi suất 0,5% vào tháng 12 đã tăng lên 73,5% từ 52% trước khi dữ liệu CPI được công bố.
Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác đã giảm 0,3% và hướng đến mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020. USD yếu đi khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 30 điểm cơ bản xuống 3,81%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm cũng giảm khoảng 30 điểm cơ bản về 4,32%.
Dự báo giá vàng
Ông Christopher Wong, chiến lược gia về ngoại hối tại ngân hàng OCBC (Singapore) cho biết, số liệu lạm phát nhẹ nhàng hơn dự kiến tạo khả năng Fed tăng lãi suất ít hơn. Điều đó có thể đẩy đồng USD đi xuống, tạo cơ hội cho vàng có giai đoạn phục hồi nhẹ.
Chuyên gia này nhận định, nếu sự hưng phấn trên thị trường tiếp tục, giá vàng có thể tăng cao hơn nhiều và chạm mức 1.762-1.767 USD/ounce trong thời gian tới.
"Dù có cố ý hay không, khả năng thao túng giá vàng thông qua lãi suất và USD mạnh của chính phủ Mỹ và fed có thể sắp kết thúc", theo Frank Giustra, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Fiore, người sáng lập Lionsgate Entertainment và Rick Rule, cựu Giám đốc điều hành của Sprott, đồng thời là Chủ tịch hiện tại của Rule Investment Media.
Hai vị chuyên gia này đồng ý rằng, vàng vẫn là một kho lưu trữ quan trọng khi sự thống trị của USD - đồng tiền dự trữ của thế giới tiếp tục gặp thách thức.
Ông Rule cho biết, ông coi giá vàng yếu là hệ quả của chính sách tiền tệ của Fed. Tuy nhiên, sức mạnh của USD được thúc đẩy bởi lãi suất tăng đang đè nặng lên vàng và điều này có thể sắp kết thúc. Fed sắp hết dư địa để tăng lãi suất khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với khoản nợ lớn.
Đồng quan điểm, ông Giustra cũng nói rằng, ông nghi ngờ chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ giảm tốc thời gian tới.
Tuần trước, Hội đồng Vàng Thế giới báo cáo rằng, các ngân hàng trung ương đã mua gần 400 tấn vàng trong quý III, mức tích lũy hàng quý lớn nhất kể từ những năm 1960.
Chuyên gia Giustra lưu ý rằng, các ngân hàng trung ương đã thực sự mua vàng ròng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
"Tại sao các ngân hàng trung ương lại dự trữ vàng trong 12 năm qua mà không có lý do?", ông Giustra đặt câu hỏi.
Cả hai chuyên gia đều cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế gia tăng bất ổn như hiện nay, giờ là lúc để sở hữu một số vàng như một chính sách bảo hiểm.
Theo NGỌC VY (VTC News)