Sáng 17-2, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố trên cả nước về tình hình mở cửa trường học ở các địa phương. Điểm cầu hội nghị Trung ương do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Điểm cầu tỉnh An Giang do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước chủ trì.
Với những nghiên cứu, dự báo về sự tồn tại lâu dài của virus SARS-CoV-2, các giải pháp đưa trẻ trở lại trường phải mang tính dài hơi, trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan; thống nhất chỉ đạo và thực hiện trên cả nước nhưng không áp dụng máy móc, cứng nhắc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn…, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
Sau hơn một tuần thực hiện việc mở cửa trường học, phần lớn các địa phương trên cả nước đã tổ chức việc dạy học trực tiếp ở các cấp học. Yêu cầu đối với các trường cũng như giáo viên và học sinh là cần thực hiện tốt các giải pháp của ngành giáo dục để vừa tổ chức dạy học, vừa phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam hoan nghênh kế hoạch mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc ở tất cả các cấp của Chính phủ Việt Nam sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch COVID-19.
Theo Tiến sĩ Abraar Karan, một chuyên gia vật lý về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford, hầu hết trẻ em mắc COVID-19 hoặc tiêm vaccine gần đây có đủ miễn dịch để bảo vệ mình khỏi virus trong nhiều tuần hoặc lâu hơn, và việc kết hợp của vaccine và việc mắc COVID-19 tạo kháng thể mạnh hơn. Về yêu cầu đeo khẩu trang, ông cho rằng nếu trẻ có hệ miễn dịch kém thì việc không đeo khẩu trang sẽ làm phức tạp vấn đề, do đó phụ huynh nên tham vấn bác sĩ.
Ngày 15-2, thông tin về tình hình dạy học tại các địa phương trên cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tất cả các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2-2022.
Ngày 14-2, một số địa phương tiếp tục tổ chức cho học sinh các khối lớp đi học trở lại. Tỉnh Cà Mau tổ chức đón học sinh ở bậc học mầm non và tiểu học trở lại trường, với tỷ lệ học sinh bậc tiểu học đến trường đạt gần 80%, trẻ bậc học mầm non đạt gần 32%.
Sáng 14-2, học sinh tất cả các cấp học ở 15/15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk trở lại trường học trực tiếp. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh yêu cầu các địa phương, nhà trường triển khai tốt các phương án phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước bắt đầu triển khai tuyển sinh năm 2022. Các phương thức tuyển sinh ngày càng đa dạng, tạo nhiều cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, đồng thời tạo thuận lợi để các trường đại học lựa chọn thí sinh phù hợp với năng lực, nhu cầu, phương thức đào tạo của mình.
Sau thời gian dài học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19, với việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19" ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhất là từ ngày 14-2, học sinh, sinh viên tại nhiều địa phương, cơ sở giáo dục trong cả nước chính thức đến trường học trực tiếp trở lại.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hai quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi mở cửa lại trường học, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải là nội dung đáng chú ý nhất, được dư luận quan tâm trong tuần qua...
Vừa qua, việc có quá nửa số ứng viên GS, PGS bị loại sau lần xét duyệt ở Hội đồng Giáo sư ngành Toán học đã nhận được nhiều chú ý của dư luận.
Các trường đại học tiếp tục công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Để ứng biến với những tác động của đại dịch COVID-19, các trường mở rộng phương thức tuyển sinh, thêm kỳ thi nhằm xét tuyển được thí sinh phù hợp.
Các nhà trường sẽ căn cứ vào việc test Covid-19 cho giáo viên và học sinh để phát hiện F0 nếu có, cố gắng cao nhất không để bùng phát thành ổ dịch khi đưa học sinh trở lại trường.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Sau khi học sinh ở một số địa phương trên cả nước quay trở lại trường học trực tiếp, không ít phụ huynh lo lắng khi thấy nhiều học sinh và giáo viên mắc Covid-19, mất thời gian đưa, đón con. Việc thông tin đầy đủ các kế hoạch bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường sẽ giúp cho phụ huynh yên tâm.
Ngày 10-2, PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã ký văn bản gửi UBND TP.HCM về việc ưu tiên xét tuyển thẳng đối với các thành viên của Đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia.
Chiều 10-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ công bố Chương trình “Sức khỏe học đường” giai đoạn 2021-2025. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng… và đại diện các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong triển khai chương trình.
Chiều 10-2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng chủ trì buổi làm việc trực tuyến kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo thích ứng, linh hoạt, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang.