Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học DePaul và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Sternberg (Mỹ) đã hé lộ thân phận thực sự của sinh vật từng bị lầm tưởng là cá mập cổ đại Cretodus crassidens.
Hài cốt kỳ lạ được tìm thấy dài khoảng 5,2 m, bao gồm 134 chiếc răng, 61 đốt sống, 23 vảy nhau thai và nhiều mảnh sụn bị vôi hóa. Nhưng đó chỉ là một con cá mập non. Theo mô hình tăng trưởng được xây dựng, sinh vật này khi lớn lên sẽ dài đến 6,7 m. Trong khi đó, cá mập trắng khổng lồ hiện đại chỉ dài 4,5-6,4 m.
Chiếc răng đáng sợ của "quái vật" cá mập cổ đại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Sinh vật được đặt tên Cretodus houghtonorum, là một "cá mập quái vật" 91 triệu tuổi và đã tuyệt chủng.
Những vảy nhau thai cũng giúp các nhà khoa học kéo lùi mô hình tăng trưởng và suy ra được vẻ ngoài của nó khi mới sinh. Đó là một "em bé" khổng lồ so với con trưởng thành, dài tới 1,2 m.
Cận cảnh những mảnh hài cốt hiếm hoi của con vật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Vnertebrate Paleontology này còn hé lộ thai kỳ kinh dị của Cretodus houghtonorum: ngay khi còn trong bụng cá mập mẹ, các thai nhi cá mập đã ăn thịt lẫn nhau để tranh giành quyền ra đời. Đó cũng là lý do nó có thể đạt được kích thước lớn đến thế khi còn là cá mập sơ sinh.
Trước đây, chi tiết gây sốc đó cũng đã được tìm thấy ở loài cá mập lamniforms hiện đại. Phát hiện mới cho thấy thai kỳ kinh dị đó đã được phát triển và di truyền từ kỷ Phấn Trắng – thời vàng son của loài khủng long và những "quái vật" khổng lồ khác.
Theo A. THƯ (Người Lao Động)