Nhằm tìm hiểu vấn đề trên, các chuyên gia Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha đã xem xét mức hoạt động thể chất ngoài trời (các môn thể thao, đạp xe, đi bộ và làm vườn) và mức tiếp xúc nitrogen dioxide (NO2) do xe cộ tạo ra ở 51.868 người tuổi từ 50-65.
Trong 17,7 năm theo dõi, có 2.936 ca đau tim lần đầu và 324 ca đau tim tái phát.
Shutterstock
Nhóm nghiên cứu dưới sự chủ trì của chuyên gia Nadine Kubesch thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nhận thấy mức ô nhiễm cao hơn có liên quan đến nhiều ca đau tim hơn, tuy nhiên rủi ro này thấp hơn ở những người tích cực hoạt động thể chất.
Đạp xe với tốc độ vừa phải trong 4 giờ mỗi tuần hoặc hơn làm giảm 31% rủi ro đau tim, và có một mức giảm đến 58% khi cả 4 loại hoạt động thể chất kết hợp lại (trong tổng thời gian 4 giờ hoặc hơn), bất chấp chất lượng không khí như thế nào.
Những người tham gia các môn thể thao có tỷ lệ đau tim lần đầu thấp hơn 15% và có một sự tụt giảm 9% liên quan đến việc đạp xe, bất chấp chất lượng không khí ra sao.
So với những người có mức tiếp xúc NO2 thấp, những người ở các khu vực chịu rủi ro cao hơn có nguy cơ bị đau tim lần đầu tăng 17% và nguy cơ đau tim tái phát tăng 39%.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Journal of the American Heart Association.
Theo QUYÊN QUÂN (Thanh Niên)