Nhân viên y tế phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh: TTXVN
Trong số các ca nhiễm mới, có 12 ca nhập cảnh và 77.970 ca ghi nhận trong nước (giảm 804 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 64.285 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (10.783), Nghệ An (3.985), Vĩnh Phúc (2.995), Hưng Yên (2.962), Tuyên Quang (2.737), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.654), Quảng Ninh (2.559), Hải Dương (2.534), Hòa Bình (2.373), Sơn La (2.136), TP. Hồ Chí Minh (2.069), Ninh Bình (2.063), Bắc Ninh (2.041), Hải Phòng (2.025), Bắc Giang (1.998), Yên Bái (1.954), Lào Cai (1.929), Đắk Lắk (1.896), Thái Bình (1.667), Hà Giang (1.590), Thái Nguyên (1.485), Quảng Bình (1.266), Khánh Hòa (1.211), Cao Bằng (1.112), Bình Phước (1.092), Điện Biên (1.067), Lạng Sơn (1.000), Đà Nẵng (986), Bình Định (918), Thanh Hóa (875), Bà Rịa - Vũng Tàu (866), Quảng Nam (829), Hà Tĩnh (748), Lâm Đồng (729), Gia Lai (712), Hà Nam (705), Bình Dương (696), Cà Mau (527), Quảng Trị (492), Lai Châu (475), Thừa Thiên Huế (248), Quảng Ngãi (236), Bắc Kạn (223), Tây Ninh (211), Bến Tre (198), Kon Tum (197), Bình Thuận (196), Đắk Nông (180), Bạc Liêu (163), Trà Vinh (130), Đồng Nai (128), Vĩnh Long (114), Kiên Giang (98), Long An (60), Cần Thơ (47), Đồng Tháp (30), An Giang (26), Ninh Thuận (22), Hậu Giang (17), Tiền Giang (9).
Ngày 26/2/2022, Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 ca nhiễm COVID-19 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Thái Nguyên.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bắc Giang (giảm 1.565 ca), Lạng Sơn (giảm 1.046 ca), Phú Yên (giảm 777 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Nghệ An (tăng 1.561 ca), Hà Nội (tăng 947 ca), Vĩnh Phúc (tăng 628 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 62.304 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại: TP Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.219.177 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 32.588 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.211.849 ca, trong đó có 2.373.229 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (530.334), Bình Dương (296.256), Hà Nội (247.583), Đồng Nai (101.051), Tây Ninh (89.934).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 20.427 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.376.046 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.979 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 25/2 đến 17 giờ 30 ngày 26/2, cả nước ghi nhận 88 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh có 3 ca trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Đồng Tháp (1), Đồng Nai (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Hà Nội (24), Đà Nẵng (5), Nam Định (5 ca trong 02 ngày)Trà Vinh (5), Bình Định (4), Hà Giang (4), Hải Phòng (4), Hải Dương (3), Phú Thọ (3), Quảng Nam (3), Quảng Ngãi (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Đồng Nai (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (2), Thừa Thiên Huế (2), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1)..
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 90 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.050 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 25/2, cả nước có 384.509 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 193.274.685 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.519.726 liều gồm: Mũi 1 là 70.852.938 liều; mũi 2 là 67.197.435 liều; mũi 3 là 1.442.133 liều; mũi bổ sung là 13.680.006 liều; mũi nhắc lại là 23.347.214 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.754.959 liều gồm: Mũi 1 là 8.620.942 liều; mũi 2 là 8.134.017 liều.
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 913/BYT-TB-CT về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin Tức)