Trường Đại học Mở TP.HCM thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu ở 6 ngành đào tạo do trường cấp bằng. Với mức điểm sàn nhận hồ sơ tương đối khiêm tốn - 16 điểm (phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT), nhà trường mới nhận được toàn bộ chưa tới 100 hồ sơ dự tuyển, còn thiếu đến 50 chỉ tiêu so với số lượng thông báo.
Học viện Hàng không Việt Nam thông báo tuyển 500 suất bổ sung cho 5 ngành nhưng nhận được chưa tới 100 hồ sơ.
Bên cạnh các các cơ sở giáo dục công lập, một số trường đại học tư thục cũng rơi vào tình trạng tương tự. Dù không tiết lộ số liệu cụ thể nhưng nhiều trường cho hay số lượng thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung đợt 2 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển.
Thứ nhất, sau khi không trúng tuyển nguyện vọng mình yêu thích, thí sinh không có nhu cầu học các ngành khác nên không xét tuyển bổ sung.
Thứ hai, với một số ngành yêu thích, cơ sở giáo dục lại nằm ở các tỉnh xa. Ví dụ cùng một ngành học của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, phân hiệu TP.HCM lấy điểm rất cao, phân hiệu Quãng Ngãi có điểm xét tuyển thấp hơn, thậm chí có nhiều chỉ tiêu xét tuyển bổ sung nhưng thí sinh vẫn không lựa chọn, do có xu hướng thích học tập tại các thành phố lớn.
Thứ ba, sau khi tốt nghiệp THPT, thí sinh còn nhiều lựa chọn khác như đi du học, xuất khẩu lao động, học nghề hoặc cao đẳng. "Dự đoán trước tình hình này nên trường không xét tuyển bổ sung ở phân hiệu TP.HCM, dù một số ngành còn thiếu sinh viên", TS Nhân nói.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay, cả nước có 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, trong đó, hơn 673.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1. Hơn 120.000 thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học. Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những thí sinh này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các thí sinh phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.