Những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi ở Nam Bộ để truyền bá tư tưởng yêu nước.
Mấy hạt mưa lất phất tạt vào mặt những người lính mang quân hàm xanh trên chiếc vỏ lãi đưa tôi đến thăm mấy chốt canh biên giới. Mùa mưa đến đồng nghĩa với cuộc sống của những cán bộ, chiến sĩ tham gia vào tổ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng vất vả hơn, bởi những yếu tố cực đoan từ thời tiết.
Mùa mưa đến khiến cán bộ, chiến sĩ thuộc các tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới An Giang gặp nhiều vất vả. Tuy nhiên, các anh vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, là lực lượng tiên phong trên tuyến đầu chống dịch…
Dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, các em học sinh đã quay trở lại trường học. Các thầy, cô giáo tăng cường hướng dẫn các em ôn lại kiến thức sau kỳ nghỉ dài, chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng các cấp học theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là đối với học sinh khối lớp 9 và 12. Bằng nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy cho học sinh nắm vững kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất, không để học sinh bị áp lực, các em làm bài tốt cho các kỳ thi sắp tới.
Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến cả thế giới chìm trong một màu ảm đạm, xám xịt. Thế nhưng, Việt Nam đã làm nên nhiều kỳ tích, đẩy lùi từng mảng màu tiêu cực ấy bằng sự đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm chính trị cao nhất. Trong “cuộc chiến” với kẻ thù vô hình, đã có rất nhiều thanh niên áo lính một lòng “ra trận” để lại những dấu ấn đẹp trong lòng nhân dân.
“Sửa thời gian” là nghề gì? Có người sẽ thắc mắc vì khó hiểu, nhưng nếu gọi là nghề sửa đồng hồ thì hẳn ai cũng quen thuộc. Được xem như một trong số ít những nghề xưa cũ còn tồn tại theo vòng quay thời gian, những người thợ sửa đồng hồ vẫn ngày ngày cặm cụi, tỉ mỉ với những cây kim giây, kim giờ, kim phút.
Từ ngày 4 đến 11-5, tại trường bắn Châu Phú, Trung đoàn Bộ binh 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ thật” đối với các chiến sĩ mới. Vượt qua trở ngại về thời tiết và tâm lý, nhiều chiến sĩ đã hoàn thành phần kiểm tra đạt yêu cầu.
Sáng 1-5, bé Lê Gia Minh được cha, mẹ tổ chức đầy tháng tại nhà (xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang). Nhưng thật ra, bé đã tròn 2 tháng tuổi. Cha của bé – đại úy Lê Bình Sơn, Trợ lý Ban Phòng không, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nên mãi đến thời điểm này mới có điều kiện tổ chức lễ cho bé.
Polat (7 tuổi), Putơn (8 tuổi) và Gassê (6 tuổi) là 3 chú chó thuộc biên chế của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (TX. Tân Châu) từ năm 2018. Hơn 1 tháng trước, Zota (2,5 tuổi) và Micpô (9 tuổi) được Cụm Cơ động chó nghiệp vụ 2 tại Tây Ninh (trực thuộc Trường Trung cấp 24 Biên phòng) tăng cường về cho tuyến biên giới An Giang, bổ sung cho các chốt dã chiến thuộc Đồn Biên phòng Phú Hữu (An Phú). Cả 5 chú chó trở thành lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt, cùng cán bộ, chiến sĩ giữ chắc biên giới.
Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ. Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai “trót” đặt chân đến miền đất này.
Những sáng kiến kỹ thuật của Câu lạc bộ (CLB) nông dân sáng tạo kỹ thuật Phú Nông, Châu Phú (gọi tắt là CLB Phú Nông) góp phần không nhỏ trong việc giải phóng sức lao động, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân.
Mấy dịp ghé thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang) công tác, tôi thường dành thời gian chạy lên núi Ba Thê (Hoa Thê Sơn). Trong tiếng chuông chùa trầm bổng, nghe gió lùa qua từng chân tơ kẽ tóc, phóng mắt nhìn xuống cánh đồng trải dài tít tắp, tâm hồn chợt bình lặng, an nhiên. Thế nhưng, để có được sự bình yên ấy, là cả một câu chuyện trải dài của lịch sử.
“Cuộc chiến kép” phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và buôn lậu trên tuyến biên giới An Giang đang diễn ra trong nhiều tuần nay. Ngoài các lực lượng: biên phòng, quân sự, công an, còn có sự xuất hiện của 5 chú chó nghiệp vụ, cùng dãi nắng dầm mưa, ăn ngủ ở các chốt dã chiến...
Thời gian qua, trên cả nước đã có hàng ngàn lời cảm ơn cùng những giọt nước mắt hạnh phúc của các công dân hoàn thành cách ly y tế tập trung gửi đến Đảng, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương, những cán bộ, chiến sĩ, tình nguyện viên. Những tình cảm dạt dào, những món quà nho nhỏ thể hiện quan tâm, đồng lòng, phát huy sức mạnh toàn dân đoàn kết chống giặc dịch gửi đến cán bộ, chiến sĩ, những người tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong khó khăn, tinh thần đoàn kết, tình yêu Tổ quốc, trái tim quê hương được sưởi ấm bởi những câu chuyện có thật.
Trong cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Trong tình huống cấp bách hiện nay, phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người bị mất việc, người bị mất thu nhập…”. Với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”,“một miếng khi đói bằng một gói khi no”, những ngày qua, hàng ngàn người già neo đơn, trẻ em cơ nhở, bác xe ôm, người bán vé số, lao động bị mất việc vì dịch bệnh Covid-19 luôn cảm thấy ấm lòng, bởi sự yêu thương, hỗ trợ của cả cộng đồng.
Cùng với cả nước phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, nơi biên thùy, có những người sẵn sàng từ chối việc nhẹ nhàng, nhận lấy phần gian khổ, hy sinh - họ là những cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh, ngày đêm canh gác, phòng, chống dịch ở tuyến đầu.
Trong số các lực lượng tuyến đầu, chủ công phòng, chống dịch Covid-19, những ngày qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân luôn dành nhiều tình cảm cho các chiến sĩ mang quân hàm xanh, các “chiến sĩ áo trắng”, quân đội, công an, cán bộ, người dân tình nguyện vào phục vụ tại các khu cách ly tập trung, làm nhiệm vụ tại các tổ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Họ không chỉ “chiến sĩ” mà là còn những “chiến binh” không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, có thể bị lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng đương đầu, chiến đấu với giặc dịch để chăm lo, bảo vệ sức khỏe, an toàn cho nhân dân. Đó không chỉ là tinh thần trách nhiệm mà hơn hết, đó là mệnh lệnh từ trái tim.
Lời tòa soạn: Loạt phóng sự 5 kỳ “Đoàn kết, chung tay đánh bay Covid-19” được phóng viên thực hiện sau những chuyến tác nghiệp tại khu cách ly y tế tập trung, các tổ công tác phòng, chống dịch ở biên giới. Phóng viên tham gia các chuyến công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh… đến thăm hỏi, động viên các cán bộ, lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu; ghi nhận những tấm lòng thơm thảo, những nghĩa cử cao đẹp, hành động thiết thực của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn để cùng vượt qua đại dịch. Thông qua các hoạt động đã làm sáng rõ thêm tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến chống giặc Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn thế giới có hơn 2 triệu người nhiễm bệnh và hơn 134.000 người tử vong; mọi mặt đời sống xã hội bị đảo lộn, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh phải ngừng trệ vì dịch bệnh.
Là đặc sản của vùng Bảy Núi, đường thốt nốt được thực khách gần xa ưa chuộng bởi vị ngọt hài hòa kết tinh từ nắng gió. Muốn có được thứ đặc sản ấy, người ta phải thực hiện nhiều bước và những người leo thốt nốt chính là công đoạn đầu để cây thốt nốt “kết mật” cho đời.