Có những loại cây, cỏ nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.
Chợ khô Long Xuyên tuy quy mô không quá lớn nhưng có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm ngon, uy tín, chất lượng, được nhiều người ưa chuộng.
Nếu có dịp về Vọng Thê (Thoại Sơn), đi trên tuyến đường nông thôn ở ấp Tân Thành, người đi đường sẽ được “mãn nhãn” với những hàng hoa rực rỡ, đủ sắc màu, do cán bộ, công nhân viên chức trên địa phương trồng...
Những ngôi đình như: đình Châu Phú, Đa Phước, Mỹ Phước, Bình Mỹ… có hàng trăm năm tuổi. Tuy trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng những ngôi đình này không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.
Vừa qua, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, giáo viên Trường THPT Thực hành sư phạm, Trường Đại học An Giang đã được tham dự buổi chia sẻ bí quyết “Vượt qua chính mình”; hướng đến thành công trong học tập, cuộc sống thông qua những cuộc đời kém may mắn, nhưng bằng ý chí, nghị lực họ đã làm nên những điều kỳ diệu.
Trong “bách nghệ” có lẽ nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước. Với họ, cuộc mưu sinh là những tháng ngày ngụp lặn chốn sông sâu tăm tối, đối diện với nguy hiểm khôn lường với mong muốn sẽ có ngày thoát khỏi cái “nghiệp” của mình.
Nước tràn đồng không chỉ mang theo phù sa bồi đắp, vệ sinh đồng ruộng, mà còn mang theo nhiều sản vật, giúp người nghèo có được mùa “làm ăn” bận rộn, nhất là đối với bà con ở các xã “vùng trong” huyện Châu Phú.
Lũ rút. Trên những khúc sông soi bóng những phận đời mưu sinh bằng nghề đặt lú. Quanh năm, họ lấy xuồng làm nhà, lênh đênh theo con “cá chạy”…
Đình Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, Châu Phú) là công trình nghệ thuật kiến trúc cổ triều Nguyễn gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân Nam bộ xưa...
Mùa nước nổi là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương.
Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi, khi các cánh đồng đã phủ một màu trắng xóa là thời điểm các hoạt động mưu sinh diễn ra hết sức sôi nổi và nhộn nhịp. Ngoài giăng lưới, đặt lờ, đặt lọp... người dân còn có thêm thu nhập từ nghề săn bắt chuột đồng.
Để tập trung và đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên các lĩnh vực hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, An Giang đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật và các quy định của Nhà nước trong xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án và Chương trình hành động số 19 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (khóa XII). Lấy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, mở rộng dân chủ làm thước đo kết quả việc triển khai, thực hiện. Với biện pháp, bước đi, cách làm phù hợp, đã tạo sự đồng thuận, phát huy tối đa sức sáng tạo, trí tuệ của cả hệ thống chính trị.
Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, thời gian qua, An Giang tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân; bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Về miền Tây vào mùa nước nổi mà không thưởng thức có món ăn được làm từ cà na quả là thiếu sót. Loại trái dân dã vốn chỉ là món quà vặt ở vùng nông thôn ngày nào nay đã trở thành đặc sản ai cũng muốn được thưởng thức …
Trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, An Giang nói chung và một số địa phương trong tỉnh nói riêng đã nghiêm túc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình đặc điểm địa phương. Từ đó, đã mang lại một số kết quả quan trọng và nhiều kinh nghiệm quý báu không chỉ có giá trị riêng cho tỉnh, mà còn góp phần chung cho cả nước.
Lời tòa soạn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng đã được thông qua tại Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương. Những năm qua, An Giang đã tập trung thực hiện hiệu quả công tác đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, tìm giải pháp sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Bước đầu đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã khẳng định: Sức mạnh của cách mạng ở nơi dân. Đảng phải dựa vào dân để làm cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to”, bởi sức mạnh của dân là vô địch; “Muốn cách mạng thành công thì Đảng phải vững mạnh, phải dựa vào dân, tổ chức vận động nhân dân tham gia và lãnh đạo nhân dân thực hiện những nguyện vọng, lợi ích thiết thực cho nhân dân”. Bài học ấy được cụ thể hóa bằng nhiều hành động thiết thực, trong đó có việc xây dựng các khu nhà Đại đoàn kết dành cho hộ nghèo không có đất ở trên địa bàn TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang).
Năm 2018, lũ lớn và diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, vất vả cho người dân. Tuy nhiên, lũ mang về lượng phù sa màu mỡ, bồi đắp cho đất đai, nâng cao sản lượng nông nghiệp và là điều kiện thuận lợi để người dân khai thác nguồn lợi thủy sản, cải thiện đời sống.
Khi cuộc sống có phần ổn định, nhiều người thích quay về những giá trị xưa. Một sân chơi mới do chính 1 người yêu cổ vật vừa được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu trưng bày, giới thiệu, trao đổi của những người thích hoài niệm.
Chợ cá Tha La (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) từ lâu đã nổi tiếng với du khách gần xa. Chợ hoạt động quanh năm, sôi động và nhộn nhịp nhất là vào mùa nước nổi.