Chùa Xà Tón (thị trấn Tri Tôn, Tri Tôn) có hơn 300 năm tuổi. Ngôi chùa có nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp và là nơi lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) Khmer An Giang.
Tính đến tháng 10-2018, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã xây dựng 8 khu dân cư Đại đoàn kết cho hộ nghèo không có đất ở, tại 5 phường, xã (Mỹ Hòa, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng), tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ phần san lấp mặt bằng trên 6 tỷ đồng; phần xây dựng nhà 14 tỷ đồng hoàn toàn từ vận động xã hội hóa. 170 căn nhà Đại đoàn kết đã giúp 170 hộ gia đình nghèo được sống trong mái ấm của riêng mình. Ý của Đảng chính là lòng của dân!
Lời tòa soạn: Từ trước đến nay, “an cư cho hộ nghèo” luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Điều khó khăn nhất là nhiều trường hợp người nghèo không hề có “cục đất chọi chim”, lấy đâu ra đất để được cất nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết? Bài toán này đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng – TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) tìm ra cách giải quyết. Những khu nhà Đại đoàn kết “độc nhất vô nhị”, mang thương hiệu “TP. Long Xuyên” cứ thế xuất hiện, giúp hàng trăm hộ nghèo không có đất ở được an cư.
Khi chán cảnh ồn ào, nhốn nháo và thưa thớt tình người ở phố thị, một số người có xu hướng tìm một nơi yên tĩnh, thoáng đãng.
Với phương châm "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin", cùng với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã đẩy mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động tối đa mọi khả năng đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển địa phương.
Đảng ta khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. An Giang là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số khá đông và là một trong những tỉnh tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Khmer còn cao so với mặt bằng chung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần thiết nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới nội dung và phương thức vận động đồng bào dân tộc Khmer, từng bước cải thiện cuộc sống vùng đồng bào dân tộc, góp phần thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hội đua bò Bảy Núi do Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức nhân dịp Lễ Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Hội đua bò góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân.
Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc có một vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thời gian qua, chính sách dân tộc ở An Giang đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm và tập trung chỉ đạo. Cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai tốt các chương trình, dự án chính sách dân tộc, góp phần khởi sắc bộ mặt nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi địa phương.
Mỗi năm cứ đến đại lễ ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) ở An Giang, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ đều tham dự, ghi nhận và biểu dương thành tựu đạo sự và những đóng góp của Giáo hội và bà con tín đồ trong thời gian qua, đặc biệt là công tác từ thiện- xã hội với nhiều mô hình hay đã giúp đỡ thiết thực cho những hoàn cảnh khó khăn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm giàu mạnh.
Sau 5 xã Vọng Đông, Bình Thành, Vĩnh Chánh, An Bình, Tây Phú vừa được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào đầu tháng 7 năm 2018. Cả hệ thống chính trị huyện Thoại Sơn đang nỗ lực từng ngày để 3 xã còn lại là Vọng Thê, Phú Thuận và Mỹ Phú Đông “cán mốc” NTM theo lộ trình đặt ra là cuối năm 2018.
An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực ĐBSCL, có đường biên giới dài gần 100km, giáp với tỉnh Tà keo và Kandal (Campuchia). Tỉnh có 28 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer, Chăm, Hoa với 119.219 người, chiếm 5,26% dân số và 25 dân tộc thiểu số khác với 896 người cùng chung sống. Về tôn giáo, bao gồm 12 tổ chức, hệ phái tôn giáo, tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 70,31% dân số toàn tỉnh. Đặc biệt, An Giang là nơi khai đạo của 3 tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tứ ân Hiếu Nghĩa và Bửu sơn Kỳ Hương. Xác định công tác xây dựng Đảng ở địa bàn tôn giáo, dân tộc là nhiệm vụ then chốt, Đảng bộ tỉnh An Giang luôn phát huy vai trò đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
Thời điểm này, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã vượt qua chặng đường dài trong xây dựng nông thôn mới (NTM) với 11 xã đạt chuẩn. Cuộc sống sung túc, xóm làng bình yên, cơ cấu hạ tầng phát triển đang cho thấy sự “thay da đổi thịt” từng ngày của huyện thuần nông. Song, chặng đường ấy cũng lắm khó khăn và thách thức khi mà mục tiêu của huyện là phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM vượt lộ trình vào năm 2019.
Ở An Giang, Thoại Sơn vinh dự được chọn làm huyện điểm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 2011 đến nay. Hơn 7 năm bắt tay vào cuộc “cách mạng” NTM, vùng đất thuần nông còn nhiều thiếu thốn, khó khăn khi xưa, giờ đây đã đổi thay đến bất ngờ. Từ hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại, năng động đến đời sống người dân ngày một cải thiện, nghĩa xóm tình làng vì thế cũng ngày càng thắt chặt hơn.
Sáng 30-9, tại số 216 Nguyễn Trường Tộ, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) đã khai mạc Ngày hội của những người yêu đồ cổ, bonsai.
Nhiều du khách phương xa tìm đến xứ Bảy Núi để thăm thú cảnh đẹp trời ban. Đi qua mấy ngôi chùa Khmer nằm nghiêng nghiêng bên núi, nhìn cổng chùa “trơ gan cùng tuế nguyệt”, họ nghĩ ngay đến những cánh cổng thời gian. Lối ví von ấy chẳng hề quá đáng chút nào, khi thời gian đã kỳ công tô điểm cho cổng chùa một sự huyền ảo, xa xưa nhưng vẫn gần gũi với con người.
Sáng chớm lạnh. Như mỗi ngày, chợ biên giới Khánh An (An Phú) bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng rao hàng í ới, tiếng dân vạn chài gọi nhau hối thúc đưa những rổ cá, cua, ốc… lên bờ cho kịp buổi chợ hừng đông. Chợ “quê” mà “không quê” chút nào. Bởi, nơi đây bán toàn đặc sản, đến nỗi người dân thành thị cũng phải ao ước có dịp tới mua!
Có cách ăn đặc biệt, có vị chua ngọt hơi chát đặc trưng, hồng quân đã trở thành loại trái cây đặc sản, được du khách gần xa nhắc đến mỗi khi có dịp về Bảy Núi vào mùa mưa.
Sau nhiều năm “chờ đợi”, mùa “lũ đẹp” đã về với vùng đầu nguồn An Phú, nhất là đối với bà con ở Cồn Cóc (ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, An Phú). Mùa lũ về không chỉ mang theo phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, mà còn mang theo nhiều sản vật phong phú, giúp người dân cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập gia đình.
Mùa nước nổi là cơ hội để nhiều người mưu sinh, trở thành nét đặc trưng của miền sông nước. Muôn kiểu kiếm tiền, đủ mọi vất vả, song vượt lên trên hết vẫn là niềm vui đón lũ, đón sản vật về đồng để người bán, người mua đều được tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng sau nhiều năm khắc khoải với lũ thấp.
Cơm bò nướng ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) vừa cầu kỳ, vừa dân dã. Thực khách phương xa về đây, một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi hương vị đặc sắc của món ăn chân quê “trứ danh” này.