Mấy chục năm trước, người dân trồng đủ loại cây ăn trái lâu năm trên núi, đặc biệt là cây có thể chịu hạn, bám rễ tốt như đào lộn hột.
Chẳng biết tự bao giờ, chiếc khăn ma-tơ-ra cứ vương trên mái tóc người con gái Chăm khiến cho bao trái tim nghệ sĩ phải ngỡ ngàng, thảng thốt.
Ánh nắng cuối chiều dần tắt, đường phố lên đèn, đó cũng là lúc TP. Long Xuyên (An Giang) bắt đầu nhộn nhịp cho một cuộc sống mới về đêm.
Sau khi xuất quân, trở về địa phương sinh sống, mang theo phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, ông Phạm Hữu Thời (ngụ khómNguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên) đã mở lớp học tình thương để dạy kiến thức, rèn đạo đức giúp những đứa trẻ nghèo không lầm đường lỡ bước.
Ít có công trình tín ngưỡng nào lại mang cái tên mỹ miều như miếu Bằng Lăng - loài hoa màu tím biếc nở rộ trong mùa hè. Tên gọi này không chỉ đặc biệt khi gắn liền với 3 cây bằng lăng cổ thụ phía sau miếu.
Trong 2 ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng nghề An Giang đã diễn ra Hội thao ngành Ngân hàng tỉnh An Giang đợt 1 năm 2018.
Những căn nhà xưa từng là niềm tự hào của gia tộc, thậm chí của cả một vùng, trải qua nhiều thế hệ vẫn được “hậu bối” gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Tháng 5, khi những bông hoa phượng nở đỏ rực, lũ ve sầu râm rang những bản giao hưởng buồn thì nghề “săn” ve sầu cũng trở nên rộn rã. Tương tự như dế cơm, bọ rầy, ve sầu chỉ có theo mùa và được xem là đặc sản vùng Bảy Núi.
Những năm tháng chiến tranh, Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, Tri Tôn) đã hứng chịu hàng loạt trận càn quét của quân thù, là chiến trường ác liệt. Nay, Ô Tà Sóc đã vươn mình phát triển, người dân tập trung sản xuất, quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, câu ca dao tự bao giờ đã thấm sâu vào tâm thức những người con đất Việt. Vào ngày này, người dân lại nô nức về đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ cội nguồn dân tộc.
Khi mùa mưa kết thúc, thời tiết chuyển sang khô cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây năm 2018 của đồng bào dân tộc Khmer chính thức diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16-4-2018. Đây là những ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa “Đón năm mới”; tưởng nhớ công ơn đức Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chùa; dọn dẹp, sơn, làm mới các tháp, mộ ông bà, cha mẹ; dâng cơm cúng ông bà, tổ tiên, đi viếng chùa, lễ Phật...
Việc trồng lan rừng đang trở thành thú chơi tao nhã và thuần khiết đối với nhiều người dân ở nông thôn cũng như thành thị.
Hơn 30 năm tìm hiểu loài cây xương rồng ông Phạm Phúc Giác (ngụ ấp Vĩnh Lộc, thị trấn Cái Dầu, Châu Phú) đã tạo nên “ngôi nhà chung” cho hàng trăm loại cây có nhiều gai nhọn, với “quốc tịch” khác nhau.
Nắng nóng gay gắt khiến nhiều người không dám ra đường. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, không ít người phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, làm những công việc nặng nhọc để kiếm miếng cơm, manh áo.
Trong tháng 4 này, lớp học tình thương (khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang) dự kiến sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây không chỉ là niềm vui với những trẻ em nghèo ở xóm lao động nhỏ mà còn là hạnh phúc đối với những thầy, cô gắn bó lâu năm nơi đây.
Trong cái nắng oi ả của tháng 3, mọi nẻo đường miền Tây như được xoa dịu bởi sắc hồng của bông ô môi...
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc, An Giang) được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Vào mùa lễ hội, mỗi ngày có hàng ngàn du khách khắp nơi về hành hương, để cầu bình an, cầu phúc, xin lộc...
Mỗi năm, người dân huyện Phú Tân (An Giang) trồng từ 1-2 vụ hoa dừa cạn, để chế biến dược liệu trị bệnh. Không biết từ bao giờ, những vườn hoa màu tim tím làm ngẩn ngơ người đi đường…
Từ 4 giờ sáng đến trưa 20-3, nhiều hội viên Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an An Giang tham gia nấu ăn, chia sẻ những phần cơm tình nghĩa với bệnh nhân nghèo, người già và trẻ em neo đơn, bất hạnh.