Thêm giả thiết về sự biến mất của nền văn minh Maya

13/08/2019 - 08:55

Đây là một phát hiện mới về nền văn minh nổi tiếng trong lịch sử này nhờ vào những công nghệ mới nhất.

Năm 697, ngọn lửa nhấn chìm thành phố Witzna của nền văn minh Maya. Những kẻ tấn công tới từ một vương quốc gần đó có thể là ở Guatemala, chúng phá huỷ các toà nhà bằng đá, các công trình công cộng. Nhiều người dân đã trốn khỏi thành phố và không bao giờ trở lại.

Đây là một phát hiện mới về nền văn minh nổi tiếng trong lịch sử này nhờ vào những công nghệ mới nhất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên những cổ vật khai quật được tại địa điểm này.

Một tảng đá bị đốt cháy từ những cuộc tấn công vào thành phố của nền văn minh Maya

David Wahl, người đứng đầu cho việc nghiên cứu này cho biết các cuộc tấn công có tổ chức đã nhằm vào các thành phố của đế chế Maya và nhiều thành phố phát triển khác của khu vực Trung Mỹ.

Thời kỳ tồn tại của Maya là vào khoảng 250 đến 950 SCN, thời điểm xảy ra các cuộc xung đột dữ dội diễn ra vào cuối thời kỳ tồn tại của nền văn minh này, góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của một đế chế hùng vĩ mà đầy bí ẩn.

Các nhà khoa học cho biết trước khi xảy ra những cuộc tấn công có tổ chức, nhiều cuộc tấn công quy mô nhỏ đã diễn ra nhằm mục địch đòi tiền chuộc hay giải quyết mâu thuẫn nhỏ.

Trong lần nghiên cứu này, những chữ tượng hình khắc trên phiến đá tại thành phố cổ của văn minh Maya ở bang Naranjo đã cung cấp nhiều giá trị to lớn. Nó cho biết Witza đã bị tấn công và đốt cháy tới hai lần. Tuy nhiên, chi tiết về sự việc không được thể hiện ở đây.

Không chỉ Witzna mà còn có 4 thành phố khác bị đốt cùng thời điểm. Một số nhà nghiên cứu còn nghi ngờ các cuộc tấn công nhằm vào các đền thờ hoặc hang động linh thiêng chứ không phải toàn bộ thành phố.

Sự hỗn loạn tại Wizna đủ lớn để tạo nên những sự thay đổi. Một lõi trầm tích được tìm thấy gần một địa điểm nghi lễ ở Witzna có chứa một lớp gỗ bị đốt cháy dày bất thường có niên đại từ năm 690-700.

Các cuộc khai quật trên khắp mảnh đất từng là thành phố Witzna cũng được thực hiện vào năm 2016 cho thấy dấu hiệu của hoả hoạn lớn trên nhiều công trình, bao gồm cả cung điện hoàng gia và các di tích.

Phát hiện mới này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sở vùng đất này cũng như lịch sử của nền văn minh Maya. Thế nhưng, phạm vi chi tiết của những biến động lịch sử này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Theo ANH MINH (Đất Việt)