Kết quả tìm kiếm cho "ông cắt lúa nhiễm COVID-19"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 165
Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và đang tâm huyết đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc trưng bản địa, đem đến sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Khoảnh khắc nhận ra Tết chẳng phải nhờ tờ lịch trên tường mà là khi căn bếp thơm mùi bánh, mùi kiệu, mùi lá chuối, lá dong… xôn xao trong những tất bật lo toan của người lớn, reo ca trong niềm háo hức của bầy trẻ. Mùi của Tết là thứ hương bình dị mà luyến nhớ một đời.
Không biết từ khi nào, heo quay trở thành lễ vật thịnh soạn dâng lên Bà Chúa Xứ núi Sam, kéo theo nghề quay heo phát triển xung quanh khu vực miếu Bà (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng muốn tiếp cận họ, không dễ chút nào. Phần vì họ có niềm tin tâm linh riêng, phần vì khư khư giữ bí quyết gia truyền, giữ khách của mình.
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến đạt 95% kế hoạch, tương đương gần 676 nghìn tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đầu tư công cũng được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng.
Chỉ còn gần 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên việc chăm lo cho đời sống của người lao động đang được các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, với mục tiêu tất cả người lao động đều có Tết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Thời điểm gần kết thúc năm 2023, chuyển sang năm 2024, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đều tăng tốc, “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD), hợp tác xã, làng nghề, bên cạnh nỗ lực hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023, còn tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.
Từ một vùng đất phèn hoang quá, dân cư thưa thớt, giao thông gần như bị chia cắt, xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vươn mình trở thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút những dự án đầu tư lớn. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phước được tiếp sức từ nhiều nguồn lực.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) xác định là một trong những giải pháp trọng tâm của quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ đó, địa phương xây dựng kế hoạch toàn khóa và hàng năm, bám sát tình hình thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ.
Tại hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 6/7, TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM cho biết: Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và cải cách điều kiện kinh doanh nói riêng đang có dấu hiệu chững lại.
Thời gian qua, tỉnh An Giang và tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia) đã tích cực phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Qua đó, góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, An Giang đã lựa chọn 58 công trình giao thông trọng điểm liên tỉnh, liên vùng và nội tỉnh để tập trung nguồn lực đầu tư, tổng vốn đầu tư công bố trí cho giai đoạn này là 3.694,7 tỷ đồng. “Đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch” là một trong 3 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).