Kết quả tìm kiếm cho "30 người bị vùi lấp"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1117
Những phóng viên chiến trường đã quăng mình vào lửa đạn, kịp thời truyền tải những tin tức về Tổng xã. Vậy nên, trong giờ khắc lịch sử ngày 30/4/1975, họ đã trở thành những nhân chứng của thời đại.
Họ là những vị tướng, tá từng vào sinh ra tử trong các chiến trường, thắng thua đều có, chứng kiến biết bao đồng đội hy sinh trước ngày non sông độc lập. Trong những đêm khó ngủ, họ luôn thấy đồng đội như thức cùng mình, như thời còn khói lửa, dẫu chiến tranh lùi xa nửa thế kỷ.
Nhân dịp nước ta kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều kênh truyền thông quốc tế đã có bài viết, bình luận, mang đến kỳ vọng mới cho chặng đường tiếp theo.
Huyện cù lao Chợ Mới, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang vào tháng 4/1930, lại là nơi cuối cùng của tỉnh nói riêng, miền Nam nói chung, được giải phóng sau ngày 30/4/1975. “Chợ Mới đã từng bước vươn lên bằng nội lực, thế mạnh vốn có, khẳng định vị thế của một địa phương giàu truyền thống trong tỉnh, anh dũng trong đấu tranh, anh hùng trong lao động” - nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh nhận định.
Sở dĩ dân gian quen gọi kênh chữ S, do đầu tuyến kênh có cây cầu bê-tông nối Quốc lộ 91 uốn lượn giống hình chữ S. Con kênh được đào sau ngày giải phóng, góp phần quan trọng trong điều tiết nước, lưu thông đường thủy nối liền từ sông Hậu cuộn chảy đến Hà Tiên.
Trong dòng chảy lịch sử hào hùng, TP. Long Xuyên - thủ phủ của tỉnh An Giang - đã vươn mình phát triển đầy tự hào. Từ những khó khăn buổi đầu tái thiết, Long Xuyên ngày nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, năng động và hiện đại, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh An Giang nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung.
Ngày 29/4, Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN 15 xã, thị trấn huyện Tri Tôn thành lập nhiều đoàn đến thăm, tặng quà cho trên 3.800 gia đình chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống ở các địa phương nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, anh hùng trong thời kỳ đổi mới - đó là thành tích rất đỗi tự hào của những người lính hải quân Lữ đoàn 962 (Quân khu 9). Từ “Đoàn tàu không số” đến chiến tích “đường Hồ Chí Minh trên biển”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị ghi tên mình vào lịch sử vàng, góp phần làm nên chiến thắng 30/4 bất diệt.
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng 28/4, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đến thăm Ban Đại diện Tin lành tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trong không khí trang trọng, thiêng liêng của những ngày tháng 4 lịch sử, khi cả dân tộc hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), giai điệu hùng tráng, lạc quan của ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” vang lên như lời hiệu triệu từ trái tim Tổ quốc. Mỗi nốt nhạc, mỗi lời ca thấm đẫm niềm tự hào sâu sắc, khơi dậy trong chúng ta bao cảm xúc bồi hồi, xúc động.
Thời gian qua, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Châu Phú triển khai hiệu quả nhiều mô hình tiết kiệm, hỗ trợ hội viên phụ nữ khó khăn mua bảo hiểm y tế (BHYT).