Kết quả tìm kiếm cho "Angimex"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 179
Đất nước ta với lợi thế nông nghiệp, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa từ việc sử dụng nước, mật độ gieo sạ, tỷ lệ bón phân chưa đúng cách…
Những tháng đầu năm 2024, các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh đều thuận lợi phát triển, dự báo tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng vượt kịch bản đề ra. Từ nay đến cuối năm, tình hình mưa, bão, lũ, thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi cần có sự chủ động bảo vệ từ sớm, từ xa.
Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu thành lập mới ít nhất 45 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, không chỉ tăng mạnh về số lượng mà phải có ít nhất 80% HTX hoạt động hiệu quả, 30% HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp (DN). Để đảm bảo HTX hoạt động thực chất, cần sự chung sức của nhiều bên tham gia.
An Giang là địa phương có điều kiện thuận lợi sản xuất lúa, cá tra, cây ăn trái, rau màu... quanh năm. Tình hình bất ổn chính trị một số khu vực, tác động của biến đổi khí hậu đang làm cho chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm toàn cầu bị gián đoạn, nhiều nơi thiếu hụt. Đây là cơ hội để doanh nghiệp (DN) nông, thủy sản của tỉnh tận dụng thời cơ xuất khẩu, tập trung vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới có tiềm năng, lợi thế.
Cuối tháng 4/ 2024, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại đại hội, các cổ đông đã thống nhất 100% thông qua các báo cáo, tờ trình và kế hoạch kinh doanh, đầu tư năm 2024.
Mặc dù giá lúa có lúc giảm xuống nhưng thời cơ lúa gạo vẫn còn, khi mà nhu cầu lương thực thế giới rất lớn. Đối với những mặt hàng gạo cao cấp, canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng, vẫn giữ được thị trường tốt.
Liên kết sản xuất, liên kết chuỗi là chiến lược mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất áp dụng với nhiều ngành hàng nông sản, nhất là liên kết sản xuất trong ngành hàng lúa gạo. Mối liên kết này có vai trò rất quan trọng trong phân chia lợi nhuận cho các mắt xích trong chuỗi. Từ đó, hướng ngành lúa gạo đến sản xuất ổn định và bền vững cho người dân, doanh nghiệp.
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
Ngày 12/3, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho biết, qua quy trình bình chọn (trực tuyến và trực tiếp), thẩm định, có 529 doanh nghiệp trong cả nước đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2024 do người tiêu dùng bình chọn.
Được tài trợ của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL” (TRVC) sẽ triển khai thực hiện từ năm 2023 - 2027. Dự án do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cùng Sở NN&PTNT 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang tiến hành.
Từ thực tế sinh động của phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, An Giang dần hình thành một đội ngũ nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Nhiều nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, đưa hạt lúa ra thị trường thế giới, tạo thu nhập tiền tỷ từ chính những cây trồng quen thuộc. Họ là đại diện cho nền nông nghiệp tự chủ, hiện đại.
Huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp (DN), tập đoàn đến đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà máy lương thực, trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Một số DN lớn mở rộng vùng nguyên liệu, hình thành các hợp tác xã (HTX), trợ giá đầu vào, bao tiêu đầu ra, hình thành chuỗi sản xuất bền vững.