Kết quả tìm kiếm cho "Gói 1.500 đòn bánh tét"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 79
Với mong muốn mang Tết đến với mọi người, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn, những ngày này, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Tất cả đều chung tay, góp sức chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn… để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đầm ấm, an vui.
Ngày 29/1, tại xã Long Hòa, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phối hợp UBND xã Long Hòa tổ chức Lễ xuất quân thực hiện Chương trình “Tết quân - dân" năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết quân - dân”.
Chương trình Tết Sum vầy sau 10 năm tổ chức với quy mô toàn quốc đã thể hiện sự thống nhất, tinh thần quyết tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn trong đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, lợi ích của đoàn viên, người lao động, ngày càng được chăm lo tốt hơn, bảo vệ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, Chương trình đã trở thành “thương hiệu” của tổ chức Công đoàn, là sự kiện nổi bật, niềm mong đợi của đoàn viên, người lao động cả nước vào dịp Tết đến, Xuân về.
Với mong muốn học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, mang đến lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ và tổ chức hội, nhiều năm qua, chị Hồ Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) không ngừng nghiên cứu, sáng tạo những giải pháp, tranh thủ các nguồn lực để thực hiện nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Ngày 11/1, Bộ đội Biên phòng An Giang phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức gói 500 đòn bánh tét tặng các hộ dân sống ở vùng biên giới TX. Tịnh Biên, trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Giáp Thìn 2024.
Thị trường giỏ quà Tết 2024 ở TP Hồ Chí Minh khởi động khá sớm. Đáng chú ý, các loại giỏ quà Tết có giá bình dân và ưu tiên hàng nội địa được người dân chọn mua nhiều nhất.
Hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, tại cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa được bày bán rất phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đó không phải là mùa Xuân dành riêng cho người lính, mà là mùa Xuân người lính dành tặng cho Nhân dân. Theo thông lệ, mỗi độ Tết đến, Xuân về, hàng loạt hoạt động sôi nổi, tươi vui được tổ chức khắp nơi. Khu vực nội địa, ngập tràn nghĩa tình từ Tết quân - dân. Khu vực biên giới còn được “tăng cường” thêm chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản”.
Theo dự báo, năm 2024 tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều thách thức, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về đơn hàng. Việc làm, tiền lương, thu nhập của đoàn viên, người lao động dù có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức sống tối thiểu. Do đó, để tiếp tục động viên tinh thần, chia sẻ, đồng hành với đoàn viên, người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm có kế hoạch chăm lo với nhiều hoạt động thiết thực với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”.
Nhân lễ Sene Dolta năm 2023 của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, huyện Tri Tôn lần đầu tiên tổ chức đua xe môtô địa hình, đồng thời đăng cai tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tỉnh An Giang. Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào nghèo, khó khăn cũng được quan tâm, tạo không khí phấn khởi, đầm ấm để bà con Khmer đón lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm.
Thời gian gần đây, giá gạo tăng “nóng” khiến nhiều doanh nghiệp ở Đồng Tháp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bột và sản phẩm từ gạo gặp khó khăn. Tuy giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, chi phí sản xuất đội lên nhưng doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán sản phẩm. Nhiều sản phẩm từ gạo phải bán với giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.
Là địa điểm thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch mỗi năm, quần thể nhà hang động tại huyện Pinglu, Trung Quốc có gì đặc biệt?