Kết quả tìm kiếm cho "Hòn ngọc của Mêkông"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 83
Chiều 15/10, Hội Nữ doanh nhân An Giang tổ chức tọa đàm chủ đề “Lãnh đạo thấu cảm: Sức mạnh kết nối từ trái tim”. Hơn 170 nữ doanh nhân trong và ngoài tỉnh đã đến dự.
Thiếu cát, không chỉ các công trình đầu tư công, các tuyến đường cao tốc bị ảnh hưởng mà ngành xây dựng và các công trình dân sinh, dân dụng cũng chịu tác động theo. Mỏ cát có, nhưng cần cơ chế, quy định chặt chẽ để khai thác đúng luật. Theo các chuyên gia, nguồn cát sông với chất lượng tốt cần ưu tiên cho xây dựng, trộn bê-tông, còn nhu cầu cát san lấp với khối lượng quá lớn, nên đẩy nhanh nghiên cứu cát biển thay thế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) khởi động dự án “Thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm khôi phục các vùng đất ngập nước và các quá trình tự nhiên của ĐBSCL - Mekong NbS”. Dự án góp phần cải tạo hệ sinh thái tự nhiên cho Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đồng thời mang đến cơ hội cải thiện thu nhập cho người dân vùng lân cận.
Chiều 10/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9/2023.
Indonesia có dân số đứng thứ 4 thế giới (273,8 triệu người, số liệu năm 2021), chủ yếu theo đạo Hồi (chiếm 86,1%), nên nhu cầu đối với sản phẩm có chứng nhận Halal rất lớn. Trong khi đó, với thế mạnh nông nghiệp, An Giang có thể cung cấp số lượng lớn sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Tỉnh An Giang còn có nhiều tiềm năng hợp tác với quốc gia “vạn đảo” về du lịch (DL), công nghiệp chế biến, giáo dục…
Tiềm năng, lợi thế của An Giang được đánh giá là rất lớn, nhưng còn vướng nhiều “điểm nghẽn” phát triển. Với vị trí, vai trò quan trọng, cần tiếp thêm những động lực để An Giang vượt qua các trở ngại lâu nay, có điều kiện bứt phá phát triển cùng vùng ĐBSCL.
Kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác lao động giai đoạn 2022-2027 giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hợp tác giữa hai bộ về lao động và đào tạo nghề.
ĐBSCL được xem là đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á. Cùng với diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2, ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ôn hòa (trung bình 24-27oC), thuận lợi cho nhiều loại cây trái, thủy sản nước ngọt phát triển. Khi liên kết khai thác du lịch (DL) gắn với văn hóa sông nước miền Tây, không gian DL sẽ rộng mở hơn.
Là thầy giáo, nhà văn, người viết báo, với phong cách giản dị, mộc mạc, bao năm qua, nhà văn Trương Chí Hùng (giảng viên Trường Đại học An Giang) đã ấp ủ và liên tục xuất bản những quyển sách viết về miền Tây, về đời sống người dân vùng sông nước ĐBSCL.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, nối tiếp bình chọn của nhiều ấn phẩm thế giới, tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ đã gọi Luang Prabang là “thiên đường tiềm ẩn” và đưa vào danh sách 50 địa điểm tuyệt vời nhất trên thế giới trong năm 2023.
Sự kiện UBND tỉnh An Giang và Tòa Hành chính tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) tổ chức lễ công bố Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương được xem là sự kiện quan trọng, mang tính bước ngoặt. Đây là tiền đề quan trọng để TX. Tân Châu nói riêng, tỉnh An Giang nói chung tập trung phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) biên giới những năm tới.
Chưa bao giờ, ĐBSCL được đầu tư đồng loạt nhiều dự án giao thông lớn như giai đoạn hiện nay. Với An Giang, việc triển khai xây dựng các tuyến đường trọng điểm càng thuận lợi hơn khi tỉnh vừa có trữ lượng cát lớn trên sông Tiền, sông Hậu, vừa có những mỏ đá ở vùng Bảy Núi. Vấn đề là cần tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch để sớm triển khai thi công, bởi chính người dân mới thật sự thụ hưởng niềm vui “đại lộ, đại phú” (đường lớn, kinh tế phát triển).