Kết quả tìm kiếm cho "HTX"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 532
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhân rộng trong toàn tỉnh và được các địa phương thực hiện hiệu quả. Để bắt nhịp, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đã và đang tích cực thực hiện các nhiệm vụ giải pháp để có thêm những sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn. Bởi, địa phương đã xác định phát triển sản phẩm OCOP tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, kèm theo đó sẽ hình thành chuỗi giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, nông sản ung ứng cho OCOP được đảm bảo đầu ra.
Nhanh chóng, tiện lợi, giảm công sức canh tác, lại an toàn cho nông dân… đó là những ưu thế khi sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) trong canh tác nông nghiệp mà nhiều nông dân triển khai thời gian qua. Không chỉ sử dụng cho mảnh ruộng gia đình, nông dân còn làm dịch vụ để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Việc thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới, có sự tham gia và gắn kết với doanh nghiệp (DN) trong xây dựng vùng nguyên liệu, được xem là giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Khi HTX đủ sức làm đại diện tin cậy trong tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, nông dân tham gia HTX hoàn toàn yên tâm canh tác, tiến tới sản xuất lớn.
Từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nếp chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu, giúp nông dân trồng nếp có lợi nhuận cao hơn, phát triển ổn định lâu dài… là những mục tiêu trọng tâm huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) hướng đến. Để thực hiện, địa phương đã ký kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) để cùng hỗ trợ nông dân thực hiện quy trình sản xuất mới, quyết tâm xây dựng và khẳng định thương hiệu nếp trên thị trường.
Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát là cơ hội để tập trung phục hồi, phát triển kinh tế. Qua đó, tạo đà tăng tốc cho cả giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân từ 6,5-7%, GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 72,2 triệu đồng/người.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, qua đó nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao giá trị nông sản, giúp người dân phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững.
An Giang có hơn 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dân số trên 1,9 triệu người (đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực ĐBSCL) với 68% dân số nông thôn. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) phát triển.
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại lớn ở nhiều địa phương trong cả nước đã tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Khi xây dựng, khẳng định được thương hiệu, sản phẩm gạo của An Giang không chỉ phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn nâng cao giá trị xuất khẩu. Trong quá trình tham gia xây dựng thương hiệu, nông dân, hợp tác xã (HTX) sẽ tập trung vào chất lượng, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng thu nhập, thay vì cứ chạy theo số lượng nhưng lợi nhuận không cao.
Sáng 12/7, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng tổ chức khóa tập huấn “Phát triển ý tưởng kinh doanh – khởi sự doanh nghiệp”.
Chiều 8/7, Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố quyết định cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Đồng thời, trao quyết định chuẩn y kết quả bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và chức danh Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang khóa VI (nhiệm kỳ 2020- 2025) của Liên minh HTX Việt Nam.
Việc triển khai hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), vùng liên kết tiêu thụ lúa gạo với Angimex trên địa bàn An Giang đến 2025 có thể đạt 40.000ha. Nét mới trong xây dựng vùng nguyên liệu là phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nơi nông dân và doanh nghiệp (DN) cùng tham gia để chia sẻ lợi ích, trách nhiệm.