Kết quả tìm kiếm cho "Mô hình trồng nhãn Ido"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 31
Ngày 6/5, Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi lần IX, giai đoạn 2019-2022. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Nhiên, cùng 120 nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi đã đến dự.
Sau hai năm triển khai, đưa nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Nhiều địa phương đã và đang thể hiện cao sự chủ động, sáng tạo, với nhiều giải pháp phát huy nội lực thực hiện “mục tiêu kép”.
Những năm qua, các địa phương phía nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển các vùng cây ăn quả theo hướng bền vững để bảo đảm thu nhập cho nhân dân. Hiện nay, ở một số địa phương đã hình thành những vùng cây ăn quả tập trung có liên kết mang lại thu nhập cao.
Việc đẩy mạnh kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa sẽ giúp giảm áp lực cũng như khó khăn cho các hợp tác xã và cũng là chủ trương lớn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhằm cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Việc áp dụng các mô hình tưới nước tiết kiệm của bà con nông dân ở một số địa phương đã và đang góp phần giải quyết bài toán thiếu nước tưới trong mùa khô. Ngoài ra, mô hình này còn giúp nông dân tiết kiệm chi phí canh tác, nhân công lao động, giúp cây trồng hấp thụ đầy đủ nước tưới, năng suất và chất lượng cây trồng được nâng cao.
Mặc dù còn những khó khăn nhất định về điều kiện kinh tế-xã hội (KTXH) nhưng phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi trong nông dân Tri Tôn (An Giang) phát triển khá mạnh. Ngoài đóng góp làm giàu cho bản thân, gia đình, tạo thêm việc làm tại chỗ, những nông dân giỏi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp trên địa bàn huyện Tri Tôn (An Giang) phát triển sâu rộng, từng bước nâng cao về chất lượng, từ đó khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của các hội viên nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Việc nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân, người sản xuất - kinh doanh (SXKD) và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm luôn được ngành chức năng quan tâm thực hiện. Với nhiều hình thức được triển khai thực hiện như: tuyên truyền, vận động; xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả đã giúp thay đổi dần tập quán sản xuất, thói quen sinh hoạt của người dân.
Mặc dù mới triển khai nhưng mô hình trồng mít Thái xen nhãn Ido và sầu riêng áp dụng phương pháp tưới tự động của bà Trương Thị Diệu (xã Tân An, TX. Tân Châu, An Giang) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho nông dân.
Với những loại cây trồng mới như: dưa lưới, nhãn Ido, lúa hữu cơ… giá trị thu về cho mỗi công đất lên đến hàng chục triệu đồng, cao hơn nhiều lần so các loại cây trồng trước đây. Những mô hình mới này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho huyện miền núi Tri Tôn (An Giang).
Các giải pháp tưới nước tiết kiệm được sử dụng phổ biến hiện nay như: tưới phun mưa tự động, tưới nhỏ giọt… đã giúp nông dân giải quyết được “bài toán” về nước tưới trong thời tiết nắng nóng, khô hạn như hiện nay, đồng thời góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.
Nông dân Nguyễn Thành An (sinh năm 1960, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến, Tri Tôn) được xem là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nhãn Ido trên vùng đất phèn. Việc trồng nhãn Ido đạt hiệu quả cao không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập.