Kết quả tìm kiếm cho "Mega Market Long Xuyên"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 83
Thị trường trong nước đang được coi là điểm sáng của nền kinh tế khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 9,4% trong 10 tháng năm 2023. Tại các hệ thống siêu thị, các chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục trong từng tuần, từng tháng và có nhiều chính sách đặc biệt để giúp kích cầu tiêu dùng. Từ nay đến cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa bằng nhiều hoạt động kích cầu đi đôi với bình ổn thị trường.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho năng suất, sản lượng cao hơn, doanh thu và lợi nhuận lớn hơn một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, đầu tư vườn cây ăn trái đòi hỏi chi phí lớn, thời gian cho trái lâu hơn so với cây ngắn ngày. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi về vốn, liên kết đầu ra ổn định với doanh nghiệp (DN) để nông dân mạnh dạn đầu tư.
Sản xuất theo nhu cầu thị trường là yêu cầu đặt ra đối với hầu hết nông sản của Việt Nam để bảo đảm tiêu thụ ổn định, bền vững, nhất là đối với các sản phẩm có tính mùa vụ cao như trái cây. Thực tế, khi công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường đi trước một bước thì sẽ đẩy hiệu quả sản xuất lên rất cao.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nhiều ngành nghề gặp khó, trong đó có nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Trước thực tế này, bên cạnh việc tìm cách ứng phó với bên ngoài, nhiều doanh nghiệp (DN) quay lại thị trường trong nước để bán sản phẩm, đẩy mạnh tái cấu trúc DN theo hướng phát triển bền vững.
Lĩnh vực trồng trọt của An Giang được đánh giá có nhiều thuận lợi, khả năng giá trị sản xuất (GO) năm 2023 sẽ tăng thêm 650 tỷ đồng như kế hoạch đề ra. Trước mắt, tỉnh và các địa phương tập trung mời gọi, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), thương lái liên kết tiêu thụ hết sản lượng lúa, rau màu, trái cây trong vụ hè thu 2023.
Cùng với các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh; hỗ trợ vốn vay ưu đãi, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (trực thuộc Tỉnh đoàn An Giang) đã tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm khởi nghiệp. Thông qua hoạt động này đã nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN).
Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang xác định là “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Do vậy, từ các hoạt động, phong trào đoàn luôn dành sự tiên phong chuyển đổi số trong cộng đồng. “Ngày hội mua sắm, thanh toán không dùng tiền mặt năm 2023” là một trong những hoạt động thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực tham gia chuyển đổi số trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) An Giang.
Hiện nhiều địa phương trong nước đang bước vào thu hoạch chính vụ nhiều loại nông sản, trái cây với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn, tạo áp lực lên khâu phân phối. Thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp đang nỗ lực hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân “được mùa mà không mất giá”.
Sáng 26/5, tại Siêu thị Mega Market Long Xuyên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang phối hợp Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và UBND TP. Long Xuyên tổ chức "Ngày hội mua sắm, thanh toán không dùng tiền mặt" năm 2023, chủ đề "Thanh niên An Giang với chuyển đổi số trong giao dịch thương mại".
Chiều 9/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, do Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Nam Bộ (Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Đình Thụ làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh An Giang về an toàn thực phẩm.
An Giang đang tận dụng tối đa tiền đề từ năm 2022 khi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh đều có xu hướng tăng; tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Nhờ vậy, tình hình xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 của tỉnh đạt trên 285 triệu USD, tăng 7,7% so cùng kỳ, đạt 24% kế hoạch năm.
Việc tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX), nông dân là yếu tố quan trọng nhằm hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, vai trò trung gian kết nối, giám sát của ngành chức năng và chính quyền địa phương là yêu cầu cần thiết.