Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi thỏ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3164
Những năm 1990, khi đang học cấp hai, lớp tôi đều làm báo tường. Cuối tháng 10, giáo viên chủ nhiệm thông báo các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, tri ân thầy cô. Trong các hoạt động ấy, báo tường là thứ chúng tôi chờ đợi nhất.
Ngày 16/11, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nữ công năm 2024 và chuyên đề “Kỹ năng làm cha mẹ cho phát triển toàn diện trẻ thơ”.
Từng là phương tiện chuyên chở khách phổ biến tại các tỉnh Nam Bộ trước đây, những chiếc xe lôi đạp đã gắn liền với ký ức của bao thế hệ người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của cuộc sống hiện đại đã khiến những chiếc xe lôi đạp dần trôi về quá vãng!
Đến hẹn lại lên, tiếp nối những ngày Tết Nguyên đán rộn ràng là Ngày hội Biên phòng toàn dân. Chuỗi hoạt động dài hơi, phong phú được tổ chức ở tất cả xã, phường, thị trấn biên giới của tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Từ đó, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi, biểu dương, cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ra sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới.
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Hợp tác xã (HTX) Thương mại - dịch vụ - nuôi lươn VietGAP Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú) mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lươn trong bồn bạt theo hướng an toàn sinh học, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 11/11, tại nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tổ chức lễ giỗ 86 năm ngày mất cụ ông Tôn Văn Đề - thân sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Lãnh đạo sở, ngành tỉnh, địa phương và đông đảo thân tộc họ Tôn cùng tham dự.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Châu Phú đã triển khai thực hiện đa dạng dự án, mô hình giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân.
Song hành cùng với các mô hình tái hòa nhập cộng đồng ở địa phương, Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù" ra đời, tạo điều kiện cho những người lầm lỡ có nguồn vốn phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân và gia đình.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 8094/VPCP-KGVX ngày 5/11/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.