Kết quả tìm kiếm cho "PolPot"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 22
Suốt 1 tuần lễ, Bộ Tư lệnh Vùng 5 đã phối hợp Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam 9 tỉnh, thành phố; Trung ương, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và gần 60 nhà báo của 37 cơ quan báo chí, truyền hình trong cả nước đi thăm, chúc năm mới Canh Tý 2020 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và nhân dân trên các đảo Tây Nam của Tổ quốc.
Với vị trí đặc biệt, Tri Tôn giữ vai trò kết nối với các địa phương khác tạo thành các tuyến du lịch liên hoàn Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn, kết nối du lịch An Giang xuống Hà Tiên - Phú Quốc (kiên Giang). Tại Tri Tôn, có nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá.
Vượt qua những khó khăn ban đầu của một huyện miền núi, dân tộc, biên giới, Tri Tôn đã vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động, thu hút đầu tư mạnh mẽ, nỗ lực giảm nghèo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa… Với 2 mũi nhọn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch, Tri Tôn đặt ra kỳ vọng tăng tốc nhanh trong tương lai.
Sau ngày đất nước thống nhất 30-4-1975, tập đoàn phản động Pol Pot đã xua quân đánh chiếm các đảo, biên giới đất liền Tây Nam nước ta.
Trong kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, Bảy Núi trở thành địa bàn chiến lược của An Giang và vùng Tây Nam Bộ. Nơi diễn ra chiến tranh khốc liệt ấy đã sản sinh ra nhiều anh hùng, những chiến sĩ cách mạng kiên trung. Đồng chí Trần Thanh Quế (thường gọi Năm Hội, Mười Ly) là một trong số đó.
Với đặc thù đồi núi kết hợp đồng bằng, cảnh đẹp tự nhiên kết hợp di tích lịch sử cách mạng hào hùng, món ăn ngon kết hợp con người hiền hòa, chân chất, Tri Tôn (An Giang) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL). Thông qua Nghị quyết về phát triển DL giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tri Tôn đặt quyết tâm và kỳ vọng rất lớn vào ngành “công nghiệp không khói”.
Những hành động tàn sát man rợ của bọn diệt chủng Polpot 40 năm trước tuy gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho Nhân dân Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) nhưng càng khiến tinh thần của họ mạnh mẽ hơn. Căm thù Polpot, người dân Ba Chúc càng đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
Sáng 1-5, tại Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Võ Anh Kiệt, cùng lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Đảng bộ, chính quyền huyện Tri Tôn, thị trấn Ba Chúc, Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đông đảo tín đồ, người dân, thân nhân đã đến dự lễ giỗ lần thứ 40 những nạn nhân Ba Chúc bị Polpot sát hại trong chiến tranh biên giới Tây Nam (16-3-1978 – 16-3-2018 âm lịch).
Tôi trở lại thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) để tìm thím Võ Thị Ngọc Châu, vợ chú Ba Lê (Bùi Văn Lê), nhưng hàng xóm nói thím đã ra thị trấn Tri Tôn sống với con gái, thi thoảng mới về. Căn nhà trước đây tôi thường lui tới giờ đóng im ỉm, nhắc tôi nhớ: chú Ba Lê đã mất mấy năm nay rồi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) Men Sây Ma kiêm Trưởng ban Tổ chức lễ giỗ những nạn nhân Ba Chúc bị sát hại trong chiến tranh biên giới Tây Nam lần thứ 40 cho biết, lễ giỗ sẽ được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc sáng 1-5 (16-3 âm lịch).