Kết quả tìm kiếm cho "chuyện bếp núc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 123
Lắm lần xuôi ngược, tôi bắt gặp hình ảnh bến nước ven sông nằm lặng lẽ bên cuộc sống con người. Sinh ra từ nếp sống dân quê, những bến nước ấy vẫn là nơi nuôi dưỡng thói quen của người miền Tây, giữ gìn chút kỷ niệm của những ai sinh ra, lớn lên bên cạnh dòng sông hai buổi lớn, ròng.
Nếu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cảm giác yên bình khi rời xa phố thị thì hồ Đại Lải là địa điểm bạn không thể bỏ qua.
Mùa mưa đến đã đánh thức những đặc sản “ngủ yên” dưới tán rừng mênh mông của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và ốc núi là một trong số đó. Cùng với cua núi, ốc núi đang được những người mê ẩm thực tìm kiếm để cảm nhận vị thơm ngon đặc trưng, kết tinh thổ nhưỡng của núi rừng.
Mờ sáng, chợ phiên Sủng Trái (xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) nhóm họp rôm rả. Trong trang phục thổ cẩm, đồng bào xuống chợ giao lưu, gặp gỡ, mua bán, tạo nên bức tranh đa sắc trên vùng cao nguyên, làm say lòng người lữ thứ.
1. 'Ba tin mẹ sẽ làm tốt!' – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.
Tôi nói với Thu, xóm Củi Ðước bây giờ không còn xa xôi gì nữa. Ngày trước muốn về Củi Ðước phải đi hai chặng xe, một chặng đò dọc, một chuyến đò ngang, đi bộ thêm mấy cây số nữa mới đến. Bây giờ thì khác rồi.
Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món ẩm thực đã nổi danh như cá thính, bánh tai TX Phú Thọ, bánh chưng, bánh giầy, cọ om, trám ỏm, rau sắn chua, thịt chua...thì với lợi thế có nhiều dòng sông lớn, các đặc sản về cá của Phú Thọ cũng cực kỳ phong phú. Các món ăn chế biến từ cá vì thế mà luôn độc đáo, mới lạ, khó quên với người sành ẩm thực...
Tôi được mẹ sinh ra nơi mảnh làng thoi thót lở bồi trồi sụt bên bờ sông Lam phía hữu ngạn, thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm Quý Mão sắp qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi năm Tết đến, mỗi chúng ta đều cảm thấy mới lạ, bâng khuâng. Từ "Tết" đã gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay ở phương trời xa xứ những cảm xúc thật thiêng liêng, khó tả:
Hiếu khoác thêm chiếc áo gió theo ông lên phòng thờ. Thấy ông lau đồ thờ, thằng bé thầm thì:
Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết; mà nay lại sắp sửa đón một mùa xuân sang. Lòng tôi lâng lâng. Cận tết nên đường phố thơ mộng hẳn, trên con xe nhỏ hằng ngày, tôi vẫn chạy đến cơ quan rồi trở về nhà, tôi thấy tim mình thênh thang. Hoa mai phương Nam đã bắt đầu bung nở. Hoa đào phương Bắc được vận chuyển vào cũng đã hé những nụ búp đầu tiên, làm quen với không khí ấm áp chứ không quá rét như miền Bắc, nhuộm hồng góc phố.
Không biết từ khi nào, heo quay trở thành lễ vật thịnh soạn dâng lên Bà Chúa Xứ núi Sam, kéo theo nghề quay heo phát triển xung quanh khu vực miếu Bà (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng muốn tiếp cận họ, không dễ chút nào. Phần vì họ có niềm tin tâm linh riêng, phần vì khư khư giữ bí quyết gia truyền, giữ khách của mình.