Kết quả tìm kiếm cho "giọng chú trầm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2205
Những năm gần đây, diện mạo vùng đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi thay tích cực nhờ các chính sách thiết thực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những ngôi nhà khang trang, đường bê-tông nối dài đến tận phum, sóc và nụ cười rạng rỡ của đồng bào Khmer là minh chứng sinh động cho hiệu quả chính sách đã đi vào đời sống.
Trước thực trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp, hiện nay nhiều hộ dân trong tỉnh chủ động đầu tư làm bờ kè để chống xói mòn, sạt lở, giữ đất và làm đẹp khuôn viên nhà.
Sát cánh bên nông dân trong từng mùa vụ, đội ngũ cán bộ khuyến nông của tỉnh là lực lượng nòng cốt, góp phần tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp tỉnh. Những “kỹ sư của đồng ruộng” là nhịp cầu kết nối khoa học - kỹ thuật (KHKT) với nông dân trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Mỗi mùa hè về, trong không gian thanh tịnh của những ngôi chùa Khmer trên địa bàn TP Cần Thơ lại rộn vang tiếng ê a học bài của các em nhỏ. Những lớp học chữ Khmer không chỉ giúp các em biết đọc, biết viết mà còn là nơi thắp sáng ngọn lửa gìn giữ văn hóa dân tộc trong mỗi tâm hồn trẻ thơ.
Tháng 7, con nước trên dòng Mekong chuyển mình ngầu đục, báo hiệu mùa lũ sắp về. Đây là thời điểm bà con tất bật làm ăn theo con nước lớn ròng.
Bên cạnh sự lựa chọn là chợ truyền thống và các cửa hàng, hiện nay phương thức mua hàng trên thương mại điện tử và trang mạng xã hội mang đến nhiều tiện lợi cho người dân. Thị trường hàng hóa đồ sộ và lẫn lộn giữa thật - giả không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của riêng ngành chức năng, mà người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, chung tay đẩy lùi.
Khi đất trời bước vào thời điểm mưa “già”, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) cũng bắt đầu vào vụ mùa ruộng trên. Dù không mang hiệu quả kinh tế quá cao, nhưng ruộng mùa trên vẫn là nguồn thu nhập giúp nông dân Khmer vượt qua khó khăn, duy trì tập quán canh tác lâu đời.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hơn 200 tài liệu được trưng bày tại triển lãm đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước.
Mùa nước nổi đang về với Búng Bình Thiên, hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây, nằm nơi biên giới huyện An Phú. Mặt nước vốn trong xanh nay chuyển sắc phù sa theo dòng sông Bình Di (Bình Ghi) đổ về. Mỗi thay đổi của thiên nhiên, dù nhẹ, đều kéo theo chuyển động sâu lắng trong nhịp sống người dân, nơi “con nước” là thứ duy nhất không đứng yên.
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Nông sản được đồng bào dân tộc thiểu số Khmer bán theo tiêu chí "mùa nào thức đó", trên những chiếc xe đạp cọc cạch di động khắp nơi, hoặc gói gọn trên đôi gánh theo bước chân người bán đi từ trong phum, sóc ra chợ, từ miền núi xuống đồng bằng.