Kết quả tìm kiếm cho "lây lan virus"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 4766
Những bệnh lý phổ biến nhất mà trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mắc phải trong đợt này là viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hen suyễn.
Vaccine sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 đang được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.
Bệnh tiêu chảy cấp là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Bệnh thường do Rota virus, các vi khuẩn, như: E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ và nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ. Đặc biệt, trong thời tiết giao mùa, trẻ em càng dễ mắc phải.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết, kể từ đầu năm đến nay, châu lục này ghi nhận tổng cộng 29.152 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox), trong đó có 6.105 ca được xác nhận và 738 ca tử vong.
Ngày 12/9, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây, tăng cường hỗ trợ châu Phi trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox).
Giới chức y tế New Zealand đã yêu cầu những người tham dự sự kiện Queenstown Winter Pride vào tháng 8 theo dõi các triệu chứng vì họ có thể đã tiếp xúc với những người mang virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Hàng năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) khá nhiều. Do đó, huyện chủ động trong công tác khử khuẩn, phun hóa chất ở những khu vực nguy cơ cao, nhất là ở các trường học. Nhân viên y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo khu vực hành lang, kho chứa bàn ghế cũ, bụi cây, cống rãnh trong khuôn viên trường… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác. Để chủ động phòng, chống dịch SXH trong mùa mưa và đầu năm học mới, trạm y tế cấp xã còn ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trong cộng đồng. Lực lượng được chia thành nhiều tổ, đến từng hộ gia đình vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước (chai, lọ, lốp xe, xuồng, ghe…), giám sát vật dụng chứa nước, kiểm tra mật độ lăng quăng và vận động người dân thả cá vào nơi chứa nước lớn… nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, phát triển.
Ngày 19/8/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 4849/BYT-DP về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, đưa ra 6 biện pháp phòng bệnh.
Ngày 3/9 (giờ Pretoria), Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết khoảng 367 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox), bao gồm 3 ca tử vong, cho đến nay đã được xác nhận tại 5 quốc gia ở Đông và Nam Phi trong bối cảnh lo ngại rằng con số này có thể tăng thêm.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn do chưa được tiêm vaccine phòng sởi hoặc tiêm chưa đủ liều.
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.