Kết quả tìm kiếm cho "nông thủy sản"
Kết quả 37 - 48 trong khoảng 7993
Vùng 5 Hải quân có nhiệm vụ quản lý vùng biển, đảo Tây Nam từ cửa sông Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu) đến TP. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), với diện tích khoảng 150.000km2, chiều dài bờ biển khoảng 450km, có hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, giáp ranh với vùng biển các nước: Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Đây là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) tựa viên ngọc bích êm đềm giữa dòng sông Hậu. Những nẻo đường phù sa rợp bóng cây che mát, quanh năm bà con luôn sống hòa mình vào hơi thở thiên nhiên trong trẻo.
Trong những chuyến đi của nghề báo, tôi được cùng nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người nông dân quanh năm một nắng hai sương.
Những năm qua, An Giang sự phát triển không ngừng trên mọi mặt. Trong hành trình chuyển mình đầy mạnh mẽ ấy, có một “dòng chảy” thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng, miệt mài góp sức, chắp cánh cho những khát vọng vươn xa của quê hương. Đó chính là báo chí An Giang - tiếng nói của lòng dân, nhịp đập của thời đại và là người bạn đồng hành thủy chung trên mỗi bước đường phát triển của tỉnh.
Tháng 6 về, những đóa sen thanh khiết nở rộ giữa không gian nên thơ tô điểm cho Ninh Bình, mảnh đất Cố đô vẻ đẹp nhẹ nhàng như một bức tranh thủy mặc. Khắp các vùng quê, đầm sen bung nở, khoe sắc thắm, lan tỏa hương thơm dịu nhẹ, níu chân du khách gần xa.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng và thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu tham gia. Qua đó, tạo động lực nông dân thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục ghi nhận mức tăng cao, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục là động lực tăng trưởng của xuất khẩu cả nước.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) được UBND tỉnh thực hiện định kỳ hàng tháng, quý và 6 tháng. Lần họp đánh giá tháng 5, 5 tháng đầu năm 2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 cũng theo thông lệ ấy, nhưng đánh dấu một giai đoạn đặc biệt, trước thềm sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hoạch định phát triển cho 6 tháng cuối năm không chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh An Giang cũ, mà phải tính đến dư địa và hướng đi cho An Giang mới.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao…