Kết quả tìm kiếm cho "nghề nặng nhọc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 523
Tối 19/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức chương trình “Điểm hẹn giờ tan ca”, sân chơi mới dành cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp.
Những ngày con nước tràn đồng cũng là lúc người dân vùng xả lũ trở về với mùa tắm đồng. Từng là trò tiêu khiển của trẻ con ngày trước, việc tắm đồng giờ đây lại trở thành niềm vui cho những ai được thấy lại cảnh mùa nước nổi tràn đồng.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Mỗi người một việc: Trét, đo, cưa, đóng... cặm cụi hoàn thành công đoạn được phân công. Âm thanh phát ra từ búa, cưa, đôi lúc kèm tiếng cười huyên thuyên xua tan mệt nhọc. Đó là quang cảnh của khu vực sửa chữa ghe, tàu cặp bờ sông Hậu (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 61 tuổi với nam và 56 tuổi 4 tháng với nữ. Người lao động về hưu trước tuổi trong năm 2024 thuộc các trường hợp sau sẽ không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Về cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) chúng tôi ghé thăm bà Lê Thị Bích Thủy (47 tuổi) đang mắc bệnh nan y và ông Nguyễn Văn Trung (64 tuổi) bị bán thân bất toại di chứng mạch máu não (đột quỵ) điều trị tốn kém, dẫn đến gia đình rất khó khăn…
Những năm qua, huyện An Phú (tỉnh An Giang) luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa - thể thao và thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục- thể thao (TDTT) thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia luyện tập. Với việc đa dạng hóa các hình thức luyện tập, các chương trình, nội dung thi đấu, phong trào TDTT ở địa phương phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe Nhân dân.
Ngày hè trôi qua thật mau, đọng lại trong mỗi sinh viên tình nguyện là những ngày cùng nhau vượt khó, đồng hành chia sẻ yêu thương với tinh thần hăng say và nhiệt huyết tuổi đôi mươi. Với những chiến sĩ tình nguyện, tạm biệt “Mùa hè xanh” năm nay là để chuẩn bị cho “Mùa hè xanh” năm sau và chia tay, chưa phải là kết thúc…!
Bán vé số lưu động (còn gọi là bán vé số dạo) trở thành nghề phổ biến trong đời sống xã hội. Phần lớn người bán là trẻ em, người già, người tàn tật… Họ muốn giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, muốn tự mình vươn lên, nên chọn nghề này mưu sinh. Nhưng cái nghèo, cái khó cứ đeo đuổi, họ cần nhiều hơn sự tiếp sức của xã hội, cộng đồng. Một trong những nghĩa cử ấy là cất nhà cho người bán vé số có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn.
Lắm lần xuôi ngược, tôi bắt gặp hình ảnh bến nước ven sông nằm lặng lẽ bên cuộc sống con người. Sinh ra từ nếp sống dân quê, những bến nước ấy vẫn là nơi nuôi dưỡng thói quen của người miền Tây, giữ gìn chút kỷ niệm của những ai sinh ra, lớn lên bên cạnh dòng sông hai buổi lớn, ròng.
Là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nghệ thuật sân khấu Dì Kê đang được các ngành, địa phương quan tâm khôi phục. Tuy nhiên, với nhiều lý do, loại hình nghệ thuật này vẫn chưa trở lại như kỳ vọng.