Kết quả tìm kiếm cho "nghề vẽ tranh trên kiếng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 207
Từ lâu, An Giang được lữ khách biết tới là vùng “bán sơn địa” có đồi núi đan xen đồng bằng. Mỗi ngọn núi đều gắn với những câu chuyện huyền thoại thời khẩn hoang của cha ông thuở trước. Đây được xem là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất biên cương, thu hút hàng triệu du khách khắp nơi đến thưởng lãm.
Từ ngày 18 đến 21/4, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, diễn ra “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 18-21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Các hoạt động nhằm tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa 54 dân tộc anh em, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
Mùa hạ mưa nhiều như trút nước, có đợt mưa dầm kéo dài mấy ngày liền. Những sợi mưa giăng mành, thi nhau rơi xuống đất. Chúng nhảy múa, tung bọt trắng xóa khắp cả không gian trên mặt đất. Tôi liếc chiếc đồng hồ treo tường, kim ngắn đã chỉ đến số 5 rồi mà mưa vẫn không ngớt. Ngồi trong phòng làm việc nhìn ra ngoài chờ mưa ngớt để về. Ngồi ngắm mưa rơi qua ô cửa tiếng mưa rơi rả rích, đều đều khiến tôi lại nhớ về quá khứ từ thời thơ ấu. Kỷ niệm xưa lại thoáng hiện lên trước mắt.
Sau những ngày vui tươi, rộn ràng của Tết Nguyên đán, người ta có xu hướng tìm đến chốn linh thiêng để gửi gắm mong ước tốt lành cho năm mới. Mỗi người một câu chuyện đời riêng, nhưng vẫn gặp nhau ở niềm tin vào các đấng siêu nhiên, vào sự an yên của chốn cửa thiềng.
Năm Quý Mão sắp qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi năm Tết đến, mỗi chúng ta đều cảm thấy mới lạ, bâng khuâng. Từ "Tết" đã gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay ở phương trời xa xứ những cảm xúc thật thiêng liêng, khó tả:
Xin chữ đầu năm là truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc. Trong ngày đầu xuân năm mới, hình ảnh những thầy đồ với áo the, khăn xếp mài mực tàu, uyển chuyển từng nét chữ trên giấy đỏ cho thấy truyền thống ấy, nét đẹp ấy đã ăn sâu trong tiềm thức con người và được người dân tiếp tục gìn giữ, phát triển.
Hội hoa xuân Tao đàn vừa mở cửa đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, thưởng lãm. Tại đây xuất hiện nhiều cây kiểng độc lạ, tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân trị giá tiền tỷ.
Lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật từ đá, như: Hòn non bộ, tượng đá, tranh chữ trên đá... để trang trí trong nhà đã trở thành thú chơi tao nhã, được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, để có được những sản phẩm độc đáo từ đá, những người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ khâu sơ chế, cắt, xẻ, mài, dũa... Dưới bàn tay tài hoa của người thợ, các khối đá vô tri tưởng chừng bỏ đi đã được thổi hồn, trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đặc sắc, An Giang còn lưu giữ rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống, mang đậm văn hóa miền Tây sông nước. Trong đó, có những làng nghề truyền thống đã hơn trăm tuổi. Sản phẩm các làng nghề làm ra được đông đảo khách hàng gần xa ưa chuộng, thuận lợi cho phát triển du lịch.