Kết quả tìm kiếm cho "sóng ATV"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 33
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong quá trình phát triển đất nước, phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp về trí tuệ, tâm huyết; phát huy vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển các môn thể thao hiện đại, ngành thể thao An Giang quan tâm giữ gìn và phát huy các môn thể thao truyền thống, dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Sáng 24-9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang Lê Văn Nưng dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo An Giang và Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang. Cùng đi có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang Trần Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư.
Hàng năm cứ vào dịp Tết là quỹ Tiếp sức tài năng An Giang khởi động mùa xem xét hồ sơ khen thưởng, tài trợ, hỗ trợ cho các tài năng Việt (theo tiêu chí đã đưa ra).
Ông Hồ Minh Trí (sinh năm 1978, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Trí Thành, TP. Long Xuyên, An Giang) vừa được xét chọn là gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020, vì tấm lòng đóng góp tích cực xây dựng quê hương.
Khi có tấm lòng với công tác xã hội - từ thiện, doanh nghiệp (DN) tạo ra nguồn lực đóng góp rất lớn, góp phần cùng nhà nước chia sẻ gánh nặng chăm lo cho người nghèo, xây dựng cầu, đường nông thôn, các công trình công cộng. Cùng với đó, sự chung tay của các hội, tổ chức thiện nguyện cũng góp phần giúp người nghèo ổn định chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, vươn lên trong cuộc sống.
Bằng cách khuyến khích, huy động nguồn lực đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, nhiều lĩnh vực trên địa bàn An Giang đã được xã hội hóa đầu tư, phát huy hiệu quả, công tác an sinh xã hội được chăm lo tốt, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Giai đoạn 2017-2020, hơn 1.643,6 tỷ đồng đã được các tập thể, cá nhân đóng góp trên lĩnh vực an sinh xã hội và lĩnh vực xã hội hóa của tỉnh.
Nhiều năm qua, bà Bành Thị Kim Hương, Giám đốc Công ty TNHH tiệm vàng đá quý Kim Hương đã dành trên 10 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội - từ thiện và các chương trình vì cộng đồng, an sinh xã hội.
Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, có đường biên giới giáp Campuchia nên công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở huyện Tri Tôn (An Giang) có phần vất vả hơn địa phương khác. Tuy vậy, Tri Tôn vẫn nỗ lực thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nâng cao đời sống người dân.
Ngày 31-1-2020, Tổ chức Y tế Thế giới công bố dịch COVID-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cả nước đã chủ động triển khai các giải pháp mạnh ngay từ sớm với nguyên tắc, phương châm chống dịch kiên quyết và có chiến thuật linh hoạt, phù hợp, lường trước các tình huống mới. Trong đó, phát huy vai trò công tác dân vận trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định và thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch của ngành y tế để ngăn chặn đại dịch.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, khi làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sẽ khuyến khích bà con đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự… Việc đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, vận động ở địa phương có hơn 2/3 là đồng bào DTTS Khmer như xã Châu Lăng (Tri Tôn, An Giang) là một điển hình.
Cùng với thị trấn Tri Tôn (An Giang), thị trấn Ba Chúc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội thứ 2 của huyện Tri Tôn. Đây còn là đầu mối giao thương của các vùng, địa phương lân cận, là đô thị biên giới có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.