Kết quả tìm kiếm cho "trên 1.600ha lúa ngoài đê bao"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 65
Mục tiêu trọng tâm ngành nông nghiệp huyện Phú Tân đặt ra trong năm 2024 là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng nông nghiệp thông minh, công nghệ số, khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, giảm chi phí, tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận.
Năm 2024, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tập trung nguồn lực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Đồng thời, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực hướng tới thành tựu tích cực cho cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Năm 2024, dự báo kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi, thị trường thế giới được cải thiện, sức tiêu dùng tăng. Trong nỗ lực tăng tốc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), Trung ương, tỉnh An Giang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, mở rộng sản xuất - kinh doanh (SXKD), tạo cơ hội cho DN nắm bắt xu hướng thị trường, đổi mới sáng tạo theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.
Trước tình hình giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, giá lúa tươi ở ĐBSCL cũng liên tục xác lập kỷ lục mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với nông dân, hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cho đơn hàng năm 2024. Diện tích liên kết tăng mạnh là xu thế tất yếu, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.
Nhằm gia tăng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới đã từng bước xây dựng vùng chuyên canh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đồng thời, phục vụ cho xuất khẩu, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.
Bắt kịp xu thế thời đại, nông dân An Giang có nhiều đột phá trong chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi cây trồng theo hướng phục vụ du lịch đang là hướng đi đúng, mang đến thu nhập cao cho nông dân.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến tăng trưởng xanh, nỗ lực giảm phát thải, “zero carbon”, nền nông nghiệp An Giang, cũng như vùng ĐBSCL đứng trước cơ hội đột phá mới.
Các mô hình kinh tế hợp tác, đặc biệt là hợp tác xã (HTX) đang phát huy vai trò liên kết với nông dân trong việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đổi mới phương thức hoạt động; đa dạng ngành nghề kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập người dân và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương. Tuy nhiên hiện nay, dù được quan tâm, tạo điều kiện nhưng nhiều HTX vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng trụ sở, kho bãi phục vụ sản xuất - kinh doanh (SXKD).
Thời tiết nóng bức ban trưa như làm tăng thêm sức nóng cho buổi tiếp xúc cử tri ở xã Phú Hữu (huyện An Phú, tỉnh An Giang). Người dân đến từ sớm, bày tỏ rất nhiều băn khoăn về phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bằng tấm lòng chất phác của mình, bằng hiểu biết lâu năm đối với mảnh đất họ gắn bó.
Với những diện tích canh tác lúa kém hiệu quả, An Giang định hướng chuyển đổi sang vùng trồng rau màu, vườn cây ăn trái hoặc luân canh lúa - rau màu, giúp mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp (DN) liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đầu tư nhà máy chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thời gian qua, quả sầu riêng được tiêu thụ mạnh, xuất khẩu tốt, nhất là thị trường Trung Quốc khiến giá tăng cao. Chính vì vậy, ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có hiện tượng phát triển "nóng" loại cây trồng này. Với việc trồng ồ ạt, nguy cơ cung vượt cầu, giá thấp có khả năng xảy ra, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Những lần đột phá trong nông nghiệp giúp An Giang có nhiều kinh nghiệm thay đổi mô hình phát triển. Nông nghiệp giờ đây là liên kết, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư nâng cao chuỗi giá trị, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển bền vững, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình...