Kết quả tìm kiếm cho "vùng gieo sạ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 380
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động nhẹ. Gạo xuất khẩu của Việt Nam có sự giảm nhẹ do sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác.
Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú đang tích cực hỗ trợ nông dân tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao). Sau thời gian triển khai, đề án đang được nông dân hưởng ứng với kết quả tích cực ban đầu.
Về xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên) hỏi thăm ông Lê Thanh Long hầu như ai cũng biết. Với người dân Tân Lợi, ông Long là điển hình cho ý chí vươn lên làm giàu từ vùng đất khó, tích cực khi tham gia hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết ổn định, không có nhiều biến động. Song giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên trước những lo ngại về nguồn cung do ảnh hưởng của lũ lụt ở phía Bắc.
Với mục tiêu cụ thể trong từng năm, UBND huyện Phú Tân đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 12.400ha trong “Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta) trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, UBND TX. Tịnh Biên đang yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp các xã, phường, đơn vị liên quan tích cực triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 trên địa bàn thị xã.
UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Huyện An Phú đề ra mục tiêu, thống nhất lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2030 là 10.050ha.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang triển khi các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật canh tác mới thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án 1 triệu héc-ta lúa). Ruộng trình diễn và ruộng đối chứng là cơ sở thực tiễn quan trọng để nông dân đánh giá, so sánh hiệu quả, nhân rộng mô hình.
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống người dân. Nhận thức được vấn đề này, nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn với thị trường, đời sống không ngừng nâng lên.
Giá một số loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có sự tăng nhẹ. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu chạm mức cao nhất trong gần ba tháng, khi nguồn cung thắt chặt, dù nhu cầu thấp đã hạn chế đà tăng giá.
Ngày 22/8, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang Huỳnh Đào Nguyên cho biết, tại xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), đơn vị đã tổ chức thành công Hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.