Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ vừa ban hành Quyết định số 812/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án tổ chức Tuần phim ASEAN 2022 tại Việt Nam.
Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu hiện có 10 dân tộc sinh sống, trong đó, người Thái chiếm đa số với hơn 70%.
Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất (21/4/2022), hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (17/6/1957-17/6/2022), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, giới thiệu sách.
Ngày 17/4, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An phối hợp với Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và UBND huyện Hoa Lư khai mạc Lễ hội Tràng An - Lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương năm 2022. Tham dự lễ hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các tăng ni, phật tử cùng hàng nghìn du khách thập phương.
Ngày 17/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ tiếp nhận và trưng bày hai cổ vật gồm Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã qua đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine tặng.
Tối 16/4, tại khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Lễ khai mạc “Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và Hà Nội” năm 2022 đã tưng bừng diễn ra.
Ngày 15/4, viên hồng ngọc có tên "Burj Alhamal" (nghĩa tiếng Việt là Bạch Dương) - một trong những viên hồng ngọc lớn nhất và đắt giá nhất thế giới, đã lần đầu tiên được đưa ra trưng bày tại khách sạn Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất).
Chào mừng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 2022, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ hội “Con đường văn hóa Hàn Quốc cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam” từ ngày 16-17/4/2022 tại khu vực cổng sau Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc" đã chính thức khai mạc sáng 15/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4.
Ngày 14/4, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, hang Sơn Đoòng - Kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam đã được tôn vinh, quảng bá trên trang chủ Google tìm kiếm của 17 quốc gia và lãnh thổ.
Sáng 14/4, tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng họp báo thông tin về Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2022.
Ngày 12/4, Nhà hát Công an nhân dân đã gặp gỡ báo chí giới thiệu vở nhạc kịch “Người cầm lái” vừa được hoàn thành dàn dựng. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022) và 40 năm thành lập Nhà hát Công an Nhân dân (1982-2022).
Lễ hội đền Tiên La (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Đây là lễ hội cấp vùng, mang đầy đủ bản sắc riêng có của cư dân trồng lúa nước.
Hổ phù là hình tượng trang trí rất phổ biến trong mỹ thuật Việt Nam. Dễ thấy nhất là trang trí tại đầu hồi các đình, chùa, đền, miếu… Tuy nhiên, nhiều người chưa biết nguồn gốc hình tượng trang trí này. Tìm về nguồn gốc trang trí hổ phù, giúp ta hiểu thêm về tiến trình giao lưu văn hóa, tiến trình “Việt hóa” các hình tượng văn hóa nước ngoài.
Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia và Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ ở Cần Thơ được kỳ vọng góp phần tôn vinh, gìn giữ và phát huy văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử cũng như văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi, nhưng áo dài vẫn luôn là trang phục mang linh hồn của dân tộc cũng như hình ảnh hiền dịu, thướt tha của người con gái Việt Nam.
Lễ hội truyền thống Hoa Lư tổ chức tại Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) từ ngày 9 đến ngày 11/4 có một nghi lễ đặc biệt quan trọng mà nhiều khách du lịch trong nước, quốc tế chưa biết tới. Đó là Lễ tế Thiên, được sử sách ghi lại rằng: “Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thu giang sơn về một mối, Đinh Bộ Lĩnh cho lập đàn tế Thiên để xưng danh Hoàng đế nước Đại Cồ Việt; và tổ chức Lễ tế Thiên cầu nguyện quốc thái dân an, mùa màng bội thu, muôn dân có cuộc sống thanh bình, no đủ”.
Hướng về cội nguồn, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, nghĩa đồng bào, giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống và phát huy các giá trị đó trong cuộc sống hiện đại, dự án độc đáo “Đường vào Vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo” đã huy động được sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực.
Hưởng ứng kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012 - 2022), sáng 10/4 (tức ngày mùng 10/3 Nhâm Dần - giỗ Tổ Hùng Vương), Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Hội Nam y Việt Nam, Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity tổ chức họp báo công bố hợp tác kế thừa, phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền, khởi động dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo.