Chiến thắng Điện Biên Phủ - 56 ngày đêm chấn động địa cầu

06/05/2020 - 09:05

Chiều 7-5-1954, lá cờ 'Quyết chiến-Quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries.

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22-4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22-4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta tấn công cứ điểm của Pháp tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 4-1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta bắt sống tù binh Pháp khi tấn công vào cứ điểm địch ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các chiến sỹ quân y luôn luôn bám sát trận địa, cứu chữa kịp thời cho bộ đội bị thương. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng quân y đã cứu chữa cho hơn 10.000 lượt thương binh, gần 4.500 bệnh binh. Hàng ngàn thương binh, bệnh binh nhẹ đã được điều trị khỏi trong vòng 10 ngày, trở lại đơn vị chiến đấu, góp phần quan trọng vào việc khôi phục sức mạnh chiến đấu của các đơn vị trên toàn mặt trận. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta tấn công cứ điểm đồi C4 của địch. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội đánh phá cứ điểm đồi C3 của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các chiến sỹ xung kích tấn công địch trên khu đồi C thuộc cụm cao điểm phía Đông của Tập đoàn cứ điểm, trong đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 30-3-30-4-1954). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh của ta được huy động với mức cao nhất, tổ chức ở cả cấp chiến dịch và chiến thuật, hình thành một hệ thống hỏa lực mặt đất mạnh, bao trùm toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Tuy còn non trẻ, nhưng bộ đội pháo binh đã góp phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng pháo binh Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường không của Pháp cho Tập đoàn cứ điểm. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta ăn cơm dưới chiến hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Phút nghỉ ngơi của các chiến sỹ giữa hai trận đánh. Tuy gian khổ, khốc liệt nhưng các cán bộ, chiến sỹ của ta vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Những lá thư nhà đọc cho đồng đội nghe trong chiến hào là nguồn cổ vũ tinh thần mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sỹ vững tâm vượt qua khó khăn để chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13-3-1954. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hệ thống giao thông hầm, hào chằng chịt dài tới hơn 400km của quân ta theo nhiều cấp độ khác nhau như chiếc thòng lọng từng ngày thít chặt quân địch, góp phần quan trọng vào chiến thắng cuối cùng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các chiến sỹ xung kích của ta lợi dụng địa hình, địa vật tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam để tấn công và tiêu diệt cứ điểm thuộc tuyến phòng thủ phía Bắc này của địch, ngay trong ngày mở đầu chiến dịch 13-3-1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

17 giờ 5 phút chiều 13-3-1954, hàng chục khẩu pháo của ta đồng loạt nhả đạn lên các vị trí của Pháp trên đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam bị ta tiêu diệt hoàn toàn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Lực lượng pháo binh với sự có mặt của lựu pháo 105mm bố trí xung quanh lòng chảo Điện Biên của ta đã tạo thành "quả đấm thép" chi viện hỏa lực kịp thời, chính xác, áp chế địch, tạo cơ hội để bộ binh ta đánh các trận then chốt, quyết định, bóc dần Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tuy còn non trẻ, nhưng pháo binh đã góp phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng pháo binh Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7-5-1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Các đơn vị xung kích của ta tấn công, tiêu diệt địch trên đồi A1 - cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía Đông của địch, tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của QĐND Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22-4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Bộ đội ta bắt sống tù binh Pháp khi tấn công vào cứ điểm địch ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Các chiến sỹ xung kích tấn công địch trên khu đồi C thuộc cụm cao điểm phía Đông của Tập đoàn cứ điểm, trong đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 30-3-30-4-1954). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về tuyến sau. Kết thúc chiến dịch Điện BIên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào sào huyệt cuối cùng của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Chiều 7-5-1954, lá cờ "Quyết chiến-Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Tư liệu/ TTXVN phát)

Lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN phát)

Theo Vietnamplus