Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu trước các nhà ngoại giao, các học giả, giáo sư, giảng viên và sinh viên Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia
Việt Nam và Bulgaria đã gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hữu nghị thủy chung, son sắt
Trong phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với những tương đồng về lịch sử, Việt Nam và Bulgaria đã gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hữu nghị thủy chung, son sắt. Hơn 7 thập kỷ qua, kể từ khi Bulgaria là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sớm công nhận nền độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Bulgaria đã được các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp và phát triển. Chuyến thăm hữu nghị tới Bulgaria của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 8/1957 đã đặt nền móng và là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà nhân dân Bulgaria đã dành cho Việt Nam. Người dân Việt Nam vẫn còn lưu giữ sâu đậm hình ảnh hàng nghìn học sinh, sinh viên Bulgaria đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh; công nhân trong nhiều xí nghiệp, nhà máy Bulgaria đã trích 1-2 ngày lương để ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam; hàng loạt chuyên gia, kỹ sư Bulgaria đã sang Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam xây dựng Bệnh viện Việt - Bun tỉnh Thái Bình, Trường Mầm non Việt - Bun tại Thủ đô Hà Nội…
Phân tích tình hình khu vực và thế giới hiện nay, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, thế giới chưa bao giờ bước vào thời kỳ thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và phức tạp như hiện nay, nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy chính. "Một thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo là nguyện vọng và ước mơ cháy bỏng của mọi dân tộc và quốc gia trên thế giới. Đó là mẫu số chung cho mọi quan hệ hợp tác song phương và đa phương ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trong phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với những tương đồng về lịch sử, Việt Nam và Bulgaria đã gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hữu nghị thủy chung, son sắt. Hơn 7 thập kỷ qua, kể từ khi Bulgaria là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sớm công nhận nền độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Bulgaria đã được các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp và phát triển. Chuyến thăm hữu nghị tới Bulgaria của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 8/1957 đã đặt nền móng và là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà nhân dân Bulgaria đã dành cho Việt Nam. Người dân Việt Nam vẫn còn lưu giữ sâu đậm hình ảnh hàng nghìn học sinh, sinh viên Bulgaria đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh; công nhân trong nhiều xí nghiệp, nhà máy Bulgaria đã trích 1-2 ngày lương để ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam; hàng loạt chuyên gia, kỹ sư Bulgaria đã sang Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam xây dựng Bệnh viện Việt - Bun tỉnh Thái Bình, Trường Mầm non Việt - Bun tại Thủ đô Hà Nội…
Tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Phân tích tình hình khu vực và thế giới hiện nay, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, thế giới chưa bao giờ bước vào thời kỳ thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và phức tạp như hiện nay, nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy chính. "Một thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo là nguyện vọng và ước mơ cháy bỏng của mọi dân tộc và quốc gia trên thế giới. Đó là mẫu số chung cho mọi quan hệ hợp tác song phương và đa phương ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Thứ hai là mở rộng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương thời gian tới. Trên tinh thần đó, theo Chủ tịch Quốc hội, hai bên cần tích cực triển khai các thỏa thuận, biện pháp thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria về hợp tác kinh tế nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo đột phá về đầu tư - thương mại, từ đó đóng góp cho phục hồi, phát triển kinh tế bền vững.
Với vị thế, vai trò và vị trí địa chính trị chiến lược của mình ở mỗi khu vực, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hai nước hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này để đưa hàng hóa và sản phẩm cạnh tranh vào thị trường khu vực. Bên cạnh đó, cùng với các Hiệp định thế hệ mới mà hai nước là thành viên như EVFTA, EVIPA… doanh nghiệp hai nước có thể tìm hiểu hợp tác trong các lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh cũng như tận dụng các chính sách ưu đãi để tạo ra các sản phẩm có giá trị và tính cạnh tranh cao. Cùng với đó, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương có nét đặc thù và tương đồng về kinh tế, xã hội nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác, kết nghĩa trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh để tăng cường thu hút đầu tư, thương mại và phát triển du lịch.
Thứ ba, kết nối hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hai nước cần nắm bắt những cơ hội to lớn mà các xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo… đang mang đến. Theo đó, phải đẩy nhanh các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới ở các cấp độ khu vực và toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy xây dựng hình thái toàn cầu mới công bằng, bền vững hơn đối với tất cả các nước và các nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, thử thách là rất lớn, song cũng là động lực để tất cả các quốc gia đổi mới mạnh mẽ và phát triển. Bulgaria là nước trong khu vực có lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tự động hóa, blockchain….Việt Nam cũng đang trên con đường chuyển đổi số mạnh mẽ, thông qua Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030. Việt Nam cũng đã xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và sẽ khánh thành vào cuối tháng 10.2023 - được kỳ vọng sẽ là Trung tâm về công nghệ, khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp lớn nhất khu vực, tập trung số lượng lớn chuyên gia, trí thức, nhà khoa học, doanh nghiệp hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, cũng là nơi thường xuyên tổ chức các triển lãm, diễn đàn, hội thảo khoa học chuyên ngành quy mô quốc gia và khu vực. Tôi hy vọng Việt Nam và Bulgaria sẽ có hợp tác cụ thể trong lĩnh vực có nhiều đột phá và mới mẻ này.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực truyền thống. Trong đó, về giáo dục - đào tạo, hai bên tăng cường hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thế mạnh của Bulgaria và Việt Nam có nhu cầu như: y tế, công nghệ sinh học, nông nghiệp, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Về văn hóa, hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật như Ngày văn hóa, triển lãm tranh, tuần lễ phim, biểu diễn nghệ thuật… tạo điều kiện để công chúng hai nước hiểu biết hơn về văn hóa hai nước.
Về hợp tác lao động, hai bên thúc đẩy triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác lao động ký năm 2018 với sự điều phối của Chính phủ hai nước. Thời gian qua, đã ký được một số hợp đồng đưa lao động sang Bulgaria làm việc, tuy nhiên số lượng còn rất khiêm tốn. Được biết Bulgaria có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có tay nghề về nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Với lực lượng lao động trẻ dồi dào, được đào tạo, cần cù, đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới, Chủ tịch Quốc hội nhận định, đây sẽ là cơ sở để hai bên có thể tạo bước đột phá hợp tác trong lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam xác định văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước
Dẫn lại những vần thơ sâu sắc và nhân văn của Phó Tổng thống kiêm nữ văn sĩ Bulgaria Bờ-la-ga Đi-mi-tơ-rốp-va viết năm 1969 sau nhiều lần đến thăm Việt Nam giữa khói lửa của cuộc chiến tranh ác liệt: “Tôi là khách đến thăm nhà/ Khi bạn nhà mình gianh tre đang cháy/ Bạn đón tiếp tôi/ Một tay gạt lệ/ Tay nữa nắm chặt tay tôi…”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, hình ảnh đầy xúc động đó sẽ mãi mãi lắng đọng trong trái tim như một biểu tượng tuyệt vời của tình đoàn kết anh em gắn bó thủy chung giữa Việt Nam và Bulgaria dẫu thời cuộc đổi thay vẫn vẹn nguyên và tỏa sáng.
Văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng nhất
Sau phát biểu chính sách, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn với các giảng viên và sinh viên Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia về những bài học của Việt Nam, làm thế nào để Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn sau khi chiến tranh kết thúc và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, trở thành nguồn cảm hứng cho các quốc gia khác như hiện nay? Những lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất giữa Việt Nam và Bulgaria trong thời gian tới là gì?...
Cho rằng, mỗi quốc gia sẽ có một con đường, cách thức phát triển, Chủ tịch Quốc hội cũng đã chia sẻ cụ thể về những bài học kinh nghiệm của Việt Nam qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Trong đó, về đối ngoại, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
"Theo tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng khép lại quá khứ, thu hẹp bất đồng, tăng cường sự hòa đồng, hiểu biết lẫn nhau để tăng cường hợp tác vì mục tiêu chung trên thế giới", Chủ tịch Quốc hội nói. Đồng thời cho biết, đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Gần đây nhất, ngày 10.9.2023, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 5 nước, trong đó có các quốc gia là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với hơn 140 nghị viện trên thế giới.
Về đối nội, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh bài học về "lấy dân làm gốc". Mọi quyết sách của Quốc hội, Chính phủ đều phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. "Chúng tôi coi sự tham gia của người dân trong công cuộc đổi mới vừa là động lực, vừa là mục tiêu. Nếu không có sự tham gia của người dân thì sự nghiệp đổi mới không thể thành công được. Và bản thân sự nghiệp đổi mới cũng không có ý nghĩa nếu thành quả của đổi mới mà người dân không được thụ hưởng. Việt Nam cũng xác định văn hóa và con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Theo BẢO TRÂN (Báo Điện Tử Tổ Quốc)