Vệ tinh NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo đã được gửi sang Nhật Bản chiều 11-8-2021 để chuyển đến bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima.
Một mẫu máu của loài hươu cổ trắng Mỹ lấy năm 2019 đã có kết quả dương tính với kháng thể COVID-19, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học chính phủ Mỹ.
Ngày càng có nhiều thông tin về những ca nhiễm COVID-19 ở những người đã tiêm đủ liều vaccine (ca nhiễm đột phá) trong bối cảnh biến thể Delta gây ra những quan ngại mới trong cuộc chiến chống đại dịch.
Công ty Israel thử nghiệm chiết xuất oxy bằng cách nấu chảy đất trên Mặt Trăng ở nhiệt độ cao và điện phân chúng; còn công ty Nhật Bản cung cấp thiết bị cho các thí nghiệm này.
Công ty vận tải Nishida Shoun có trụ sở tại tỉnh Fukuoka (Tây Nam Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp độc đáo, nhằm tạo ra nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen, cụ thể là món tonkotsu ramen.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp diễn, các ca nhiễm biến thể Lambda đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Mỹ, trong đó có bang Texas, nơi Bệnh viện Houston Methodist báo cáo trường hợp đầu tiên.
Khi lắc chất gel này, hydrogel chuyển thành chất lỏng và dễ dàng truyền vào não thông qua một mao quản nhỏ, sau đó chất gel này trở lại dạng rắn, lấp đầy những lỗ hổng có hình dạng bất thường.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp, làm chủ công nghệ bào chế thuốc điều trị COVID-19 từ các thảo dược Việt Nam, thuốc ức chế virus SARS-CoV-2 từ thảo dược với tên gọi Vipdervir.
Tốc độ lây lan không ngừng của virus SARS-CoV-2 đã làm xuất hiện hàng loạt biến thể mới, khiến các chuyên gia lo ngại không còn đủ chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho chúng.
Trong lúc cái tên Delta đang là trung tâm chú ý trên toàn thế giới, thì giới chuyên gia lại đang cảnh báo về nguy cơ từ một biến thể COVID-19 mới, biến thể Lambda, được cho là có thể "kháng vaccine".
Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5-8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Sự thay đổi trong tế bào lympho T giải thích vì sao một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, trong khi một số khác diễn biến nặng và phức tạp.
Những người leo núi tình cờ tìm thấy các di tích khảo cổ khi các sông băng tan chảy trên dãy Alps của Thụy Sĩ giờ đây có thể sử dụng một ứng dụng mới để ghi lại vị trí và giúp bảo tồn những phát hiện của họ.
Theo nghiên cứu mới, biến thể Delta sản sinh ra lượng virus như nhau ở những người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ của 38.000 người trưởng thành mắc COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học King's College London đã phát hiện sự khác biệt về triệu chứng mắc giữa hai giới.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Đây thực ra là một chiếc thuyền trên cạn thí nghiệm mà chủ nhân kênh YouTube 9,5 triệu người theo dõi Veritasium điều khiển.
Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 thuốc điều trị COVID-19. Shionogi cho biết, loại thuốc này có thể nhanh chóng giảm số lượng virus trong cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng lâm sàng như sốt hay khó thở, nếu người bệnh được kê đơn ngay sau khi phát hiện nhiễm COVID-19.
Việc tiêm kết hợp mũi đầu là vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và mũi 2 là vaccine của Pfizer/BioNTech sẽ giúp sản sinh nhiều kháng thể hơn gấp 6 lần so với việc tiêm cả 2 mũi là vaccine của AstraZeneca.