Những mẹo dân gian chữa các bệnh thường gặp của trẻ

22/09/2019 - 10:52

Trẻ nhỏ đặc biệt là độ tuổi từ 1-3 tuổi, hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các bệnh thông thường như tiêu chảy, nóng sốt,… Điều này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng khi bé phải uống quá nhiều thuốc tây, việc bỏ túi các mẹo dân gian đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ yên tâm việc hơn trong chăm sóc bé yêu.

1. Trị tiêu chảy

Chuối xanh

Chuối là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa,đặc biệt là đối với đường ruột còn yếu của trẻ, sử dụng quả chuối xanh, bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài (vẫn còn lớp lụa xanh), sau đó xay nhuyễn rồi mang đi nấu cháo, cho bé ăn dặm trong 3 ngày sẽ cải thiện được chứng tiêu chảy.

2. Trị rôm sảy

Mã đề

Dùng một nắm lá mã đề, ngâm nước muối, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, thoa lên vùng da bị rôm sảy hoặc mụn nhọt của bé, thoa liên tục trong 4-5 ngày các vết rôm sảy sẽ lặn dần. Lưu ý, các mẹ nên quan sát phản ứng da của trẻ phòng trường hợp trẻ dị ứng với lá mã đề.

3. Trị nóng sốt

Lá bỏng

Lá bỏng( hay còn gọi là lá sống đời) có hiệu quả rất tốt trong việc giảm các cơn sốt của trẻ ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng một nắm lá bỏng, vò hơi nát, cho vào khăn mỏng rồi thoa lên vùng nách và bẹn của trẻ sẽ giúp làm mát, giảm nhiệt độ cơ thể cho trẻ.

Ngoài ra lá ngải cứu cũng có tác dụng rất tốt với cách làm tương tự.

4. Trị kiết lỵ

Lá nhót

Dùng lá nhót tươi hoặc khô, thái nhỏ sau đó đem sao vàng, sắc 4 chén nước lấy một chén( thương dùng chén ăn cơm), chia uống ngày 2 lần sáng và tối sau khi ăn. Sau khoảng 5-7 ngày thì sẽ cải thiện tốt hơn tình trạng tiêu hóa của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ có thể luộc cho bé thêm 1 củ khoai lang vào mỗi buổi ăn dặm.

5. Trị ho

Tía tô

Tía tô không những là loại rau gia vị mà còn được rất hay được sử dụng trong các bài thuốc dân gian.

Sử dụng 20 hạt tía tô tán thành bột, sau đó hòa với một cốc nước đun sôi để nguội, loại bỏ phần xác để uống hoặc dùng nước đó để nấu cơm hay cháo cho trẻ, những cơn ho sẽ giảm rõ trong 3-5 ngày.

6. Tẩy giun

Rau sam

Món canh rau sam dường như đã trở thành đặc sản của bà con miền Nam, bên cạnh đó rau sam còn có công dụng tẩy giun hiệu quả. Dùng một nắm rau sam, thêm ít muối hầm, giả nhuyễn rồi vắt lấy nước cho trẻ uống trong vòng 3-4 ngày.

7. Trị khóc đêm

Lá trầu không

Việc quấy khóc đêm của trẻ dường như là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ, để cải thiện tình trạng này, nhiều mẹ “bỉm sữa” đã sử dụng lá trầu, huơ sơ qua lửa, để nguội cho đến khi còn ấm thì đắp lên rốn cho trẻ. Với vài thao tác đơn giản sẽ làm cho bé có giấc ngủ ngon hơn.

8. Trị bỏng nhẹ

Nha đam

Với độ tuổi hiếu động và nghịch ngợm nên không tránh khỏi những lúc bé va chạm gây bỏng. Đối với những vết bỏng nhẹ ngoài da, mẹ có thể nhanh chóng lấy một miếng lá nha đam đắp lên vùng da bị bỏng rồi nhẹ nhàng xoa đều, với tác dụng làm mát, thanh nhiệt, nha đam sẽ khiến vùng da bị bỏng trở nên dịu và nhanh lành hơn.

9. Trị hóc xương

Tỏi

Hóc xương là một tình trạng khá nguy hiểm nhưng với những trường hợp xương nhỏ các mẹ nên bình tĩnh xử lí, đưa tiêu hoặc tỏi lại gần mũi của trẻ, với vị nồng, tiêu và tỏi sẽ khiến trẻ hắc xì và khạc xương ra ngoài dễ dàng.

Trên đây là một vài mẹo dân gian giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé yêu, tuy nhiên, nếu tình trạng các bệnh diễn biến nặng và phức tạp, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Theo TUỆ TÂM (Doanh ngiệp)