Kính thiên văn Transiting Exoplanet Survey Satellite của NASA vừa phát hiện một vài hành tinh có hệ hành tinh nhỏ xoay quanh, giống hệt Trái Đất. Điều đặc biệt là các nhà khoa học cho rằng chúng còn có điều kiện thích hợp để loài người sinh sống hơn cả Trái Đất.
Siêu Trái Đất mới
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Liège (Bỉ) và Đại học Montreal (Canada) tìm thấy 2 siêu Trái Đất có tên khoa học là LP 890-9b và LP 890-9c. Chúng nằm trong quỹ đạo của ngôi sao LP 890-9, nhiều đặc điểm tương đồng với “hành tinh xanh” nhưng khối lượng lại lớn gấp nhiều lần.
Trong đó, một hành tinh diện tích lớn hơn Trái Đất 30% và chu kỳ gần 3 ngày theo giờ Trái Đất. Một hành tinh khác còn lớn hơn 70% so với Trái Đất và có thể có cả một đại dương rộng lớn. Nếu phát hiện này chính xác, hai hành tinh này có thể sẽ trở thành nơi đáng sống hơn cả Trái Đất, Giáo sư thiên văn Chris Impey của Đại học Arizone nhận định trên The Conversation.
Siêu Trái Đất này được xác định có các điều kiện thích hợp để nuôi dưỡng sự sống. (Ảnh: Université de Montréal)
Cụ thể, vào tháng 8, kính thiên văn của NASA đã tìm thấy hành tinh LP 890-9b, lớn hơn Trái Đất 30%. Đến hôm 7/9, các nhà nghiên cứu tại Đại học Liège cho biết trong quá trình theo dõi LP 890-9b, họ đã phát hiện thêm hành tinh khác có hệ hành tinh nhỏ tương tự Trái Đất. Hành tinh này lớn hơn Trái Đất đến 70% và mất 8,5 ngày để quay quanh Mặt Trời.
Francisco Pozuelos, nhà nghiên cứu tại Institute of Astrophysics of Andalusia, cho biết hành tinh này có điều kiện thích hợp để sinh sống mặc dù cách Mặt Trời gần 6 triệu km, quá gần so với khoảng cách 150 triệu km giữa Trái Đất của chúng ta với Mặt Trời.
“Chu kỳ quay của hành tinh này rất gần với các ngôi sao xung quanh khi khoảng cách giữa chúng ngắn hơn khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt Trời. Nhưng lượng bức xạ ở đó lại rất thấp nên nước ở trạng thái lỏng có thể tồn tại trên bề mặt và bầu khí quyển thích hợp cho sự sống”, ông nói.
Nguyên nhân là hai hành tinh trong quỹ đạo của ngôi sao LP 890-9 nhỏ hơn 6,5 lần so với Mặt Trời của chúng ta và nhiệt độ trung bình chỉ bằng một nửa so với các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời, nhà nghiên cứu giải thích.
Phát hiện có giá trị
Theo BGR, để xác định một hành tinh liệu có đáng sống hay không, các nhà khoa học nghiên cứu về vùng sống được (habitable zone) của nó.
Vùng sống được là vùng không gian xung quanh một ngôi sao, có các điều kiện địa chất và khí quyển tương tự Trái Đất, với nhiệt độ bề mặt cho phép nước có thể duy trì ở trạng thái lỏng trong hàng tỷ năm. Vì thế, sự sống có thể phát triển trên những hành tinh này.
Trong khi đó, mọi sinh vật trên Trái Đất đều cần có nước nên những hành tinh được xác định là đáng sống sẽ nằm gần phần trung tâm của vùng sống được này.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc con người có thể sống ở đây. (Ảnh: NASA)
Nhưng nếu chỉ có nước thôi vẫn chưa đủ. Các nhà khoa học còn nghiên cứu về nhiệt độ bề mặt của hành tinh đó. Chỉ cần nhiệt độ trung bình đạt 77 độ C cũng đủ khiến các sinh vật ở dưới đáy đại dương sinh trưởng mạnh mẽ. Do đó, các siêu Trái Đất thường có điều kiện khí hậu tốt hơn cả Trái Đất. Các nhà khoa học còn cho biết có khoảng 10 tỷ những siêu Trái Đất như thế này trên Dải Ngân hà.
BGR nhận định phát hiện về hai hành tinh sống được trên vũ trụ rất đáng quan tâm và chính là cơ sở để các nhà thiên văn tiếp tục hành trình tìm kiếm nơi thay thế Trái Đất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc loài người sẽ có thể sớm sinh sống ở các hành tinh này.
Theo The Conversation, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều thành tố của sự sống ở các hành tinh bên ngoài Trái Đất nhưng không có nghĩa là những hành tinh này đều ở được. Do đó, ở thời điểm hiện tại, Trái Đất vẫn là nơi duy nhất có sự sống.
Theo VTC