Với những sinh viên (SV) có hoàn cảnh khó khăn, ngày hè không còn là thời gian rảnh rỗi sum họp, ăn bữa cơm gia đình. Ngược lại, các em tất bật làm thêm nhiều công việc, với mong muốn kiếm tiền, sẻ chia gánh nặng học phí với cha, mẹ vào đầu năm học mới.
Lục bình (bèo tây), loại cây tưởng chừng như bỏ đi hoặc chỉ làm thức ăn cho động vật nhưng qua bàn tay khéo léo của con người, lục bình như được “thổi hồn” và “biến” thành những sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt, mang lại giá trị kinh tế cao.
“Vũ khúc ô môi tiễn biệt Người/ Cù lao ông Hổ mãi xanh tươi/ Biển Đen cờ đỏ vàng sao rợp/ Bến cũ Ô Môi vẫn đợi người”(Lê Văn Dân). Những câu thơ ấy cứ khắc sâu vào tâm trí, mỗi khi tôi đi ngang bến phà Ô Môi (TP. Long Xuyên).
Đến giữa tháng 5 âm lịch, dù bộn bề công việc đến đâu, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với tinh thần hướng thiện đều gác lại công việc thường nhật, để cùng nhau tham gia các hoạt động từ thiện chào mừng ngày lễ trọng của đạo.
Đó là một trải nghiệm rất thú vị khi đến vùng Bảy Núi - An Giang. Được tự mình khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, lưu lại những bức ảnh ấn tượng, thưởng thức những món ngon đặc sắc của người dân địa phương, cảm giác lưu luyến như còn vương vấn mãi.
Cứ mỗi độ mưa về, bà con trồng vườn trên núi Dài (Tri Tôn) lại tất bật cho vụ thu hoạch mới. Cùng với cây rừng, nơi lưng chừng núi còn được phủ màu xanh bởi những vườn cam, quýt, bưởi, sầu riêng, dâu da xanh... Những cành cây trĩu quả giúp bà con có thu nhập khá, thêm yêu và gắn bó với núi rừng.
Ngày hội diễn ra từ ngày 21 đến 23-6, tại xã Châu Phong (TX. Tân Châu) với nhiều loại hình văn hóa, thể thao sôi nổi.
Chùa Hang còn gọi là Phước Điền tự, nằm lưng chừng phía Tây khu di tích danh thắng núi Sam (TP. Châu Đốc), với vẻ đẹp huyền bí của hang đá thiên nhiên được bàn tay con người vun đắp, chùa Hang càng tăng thêm sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái.
Bước vào nghề báo, bất cứ phóng viên nào cũng trải qua không ít khó khăn từ quá trình “tập tành” làm quen cho đến việc tạo nên những đứa con tinh thần. Từ những vui, buồn, gian nan của câu chuyện mới vào nghề đã giúp người làm báo góp nhặt nên những kinh nghiệm, làm hành trang mang theo suốt chặng đường nghề.
Nằm giữa dòng sông Hậu hiền hòa, cù lao Ông Hổ (thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) ngày càng phát triển. Đây là kết quả của “ý Đảng, lòng dân” trong thực hiện các phong trào phát triển kinh tế - xã hội gắn với học tập và làm theo gương Bác ngày càng lan tỏa.
Đến với Châu Đốc vào những ngày này, bên cạnh hòa cùng không khí nhộn nhịp của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, du khách còn có thể thưởng thức những món ngon độc đáo chỉ có riêng ở thành phố vùng biên...
Sinh trưởng và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên trái trâm, trái trường, trái hồng quân hay trái thị… được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất Bảy Núi.
Tối 5-6 (nhằm ngày 22-4 năm Mậu Tuất), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2018 đã chính thức khai mạc. Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi, cùng đông đảo lãnh đạo, cán bộ, công chức, Nhân dân TP. Châu Đốc và du khách trong, ngoài nước đã tham dự sự kiện.
Mùa mưa, đất trời Bảy Núi như bừng tỉnh với màu xanh phủ khắp núi rừng. Khi đó, vùng đất này dường như thay đổi hẳn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân và những đặc sản “lên ngôi”.
Mấy tuần nay, hoa phượng tràn ngập trên mạng xã hội. Sắc hoa đỏ thắm in hằn trên nền trời xanh ngăn ngắt, trở thành hình ảnh tuyệt đẹp, đong đầy ký ức thanh xuân đối với nhiều người. Bạn bè tôi vác máy ảnh đi chụp hình phượng, tìm đến những cây hoa bung sắc cháy cả góc trời. Dường như, họ muốn chụp lại hoài niệm của chính mình...
Với đặc thù mọc tự nhiên, không cần bón phân, phun thuốc, thân cây trên 30 năm mới cho thu hoạch, trái trường xứng danh là loại trái cây rừng “ngon, sạch” của vùng Bảy Núi (An Giang). Hiện nay, loại trái trông giống như trái vải này (có người gọi là vải rừng) đang hấp dẫn du khách, tạo thu nhập đáng kể cho bà con dân tộc Khmer.
Tháng 5 về, hàng phượng đỏ thắm khắp sân trường nhưng dường như ai đó không còn cái cảm giác nhặt từng cánh phượng rơi đem về ép hình bướm vào trong quyển tập, mà nghe nỗi buồn man mác, khóe mắt cay cay với bao cảm xúc ngổn ngang.
Theo “đơn xin cấp điện” của 71 hộ dân tổ 16, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang), chúng tôi đến thăm họ vào một ngày nắng của vùng Bảy Núi. Qua những lời tâm sự, chúng tôi hiểu hơn nỗi vất vả của người dân ở “xóm không điện” này.
Không còn giới hạn ở tuổi tác hay công việc, câu cá đang trở thành thú vui giải trí, thư giãn của nhiều người dân chốn thị thành để xua tan những căng thẳng, mệt nhọc, quên đi những bộn bề của nhịp sống hiện đại.
“Dấu chân tiên” (DCT) trên núi Bà (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang) từ lâu là hiện tượng kỳ bí, gắn với những câu chuyện ly kỳ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan.