Mùa này, nhiều loại nông sản chưng Tết đang được chăm sóc chu đáo. Bưởi da xanh căng tròn cũng là mặt hàng được ưa chuộng trên mâm ngũ quả của người Việt.
Trải qua nhiều thăng trầm, nghề tranh kiếng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) vẫn được lưu giữ, kế thừa và phát triển. Nhiều nghệ nhân luôn mang trong mình lòng yêu nghề, tâm huyết, quyết tâm bám nghề, “giữ hồn” cho nghề truyền thống, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc…
Ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nhắc đến món ngon đặc sản, thì không thể thiếu bánh phồng mì. Từ những nguyên liệu đơn giản là khoai mì, dừa, sữa, đường, người dân xứ núi tạo ra loại bánh quê thơm ngon độc đáo, có thể ăn liền trực tiếp hoặc nướng giòn.
Nổi tiếng là vùng đất “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”, An Giang luôn cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp núi non hùng vĩ, sông nước nên thơ và tiềm năng du lịch sinh thái độc đáo. Nếu có dịp, bạn hãy thử làm một chuyến vi vu trên vùng đất này để trải nghiệm hết vẻ đẹp hiền hòa, độc đáo từ cảnh sắc, văn hóa và con người nơi đây.
Bộ đội trồng hoa Tết không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách chi tiêu trang trí Tết, mà còn phát huy tính sáng tạo, xây dựng cảnh quan môi trường, giúp cán bộ, chiến sĩ thêm yêu thiên nhiên, gắn bó với đơn vị...
Gần đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều nhà vườn, nông dân càng tất bật trồng, chăm sóc hoa bán Tết, với nhiều chủng loại hoa, đa dạng, phong phú. Nhiều chợ hoa Xuân trong tỉnh đã khởi động, với nhiều loại hoa khoe sắc cung cấp cho khách hàng để chưng Tết, với mong muốn mang đến cho gia quyến năm mới nhiều may mắn, bình an, hạnh phúc.
Mỗi khi Tết đến Xuân về, giữa rất nhiều hoạt động văn hóa giải trí, múa lân sư rồng vẫn luôn thu hút đông đảo người xem. Hoạt động biểu diễn đường phố này mang đậm giá trị văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc, góp thêm âm thanh rộn rã trong mùa vui.
Đó là một loại giống mai rất đặc biệt ở xứ đầu nguồn Phú Vĩnh (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang). Người trồng mai chắt chiu chăm sóc suốt một năm tròn, chờ đến ngày Xuân hưởng thành quả vàng ươm.
Ngày 11/1, Bộ đội Biên phòng An Giang phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức gói 500 đòn bánh tét tặng các hộ dân sống ở vùng biên giới TX. Tịnh Biên, trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Giáp Thìn 2024.
Về “xứ đạo” Phú Tân (tỉnh An Giang) dịp đại lễ của Phật giáo Hòa Hảo, bên cạnh được thưởng thức những bữa ăn miễn phí, khách thập phương còn ấn tượng bởi các mô hình xe hoa trang trí diễu hành độc đáo...
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023); 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), gần 600 thiếu nhi trường mầm non, tiểu học ở TP. Long Xuyên đã đến tham quan doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh An Giang.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Lễ Chúa Giáng sinh của đồng bào Công giáo (25/12). Thời điểm này, khắp nơi trong tỉnh, tại các nhà thờ, thánh đường, xóm đạo, nhà hàng, quán ăn uống đã trang trí, chuẩn bị không gian đẹp nhất, trưng bày cây thông, món quà, ông già Noel, bên những dây đèn Led nhấp nháy, lung linh. Bầu không khí phấn khích, vui tươi… hứa hẹn mùa Giáng sinh và năm mới 2024 vui vẻ, ấm áp, an lành, hạnh phúc.
Cuối mùa nước nổi, hoạt động đánh bắt cá tôm thưa dần. Trên những nẻo đường quê ở An Giang lại rộn ràng mùa làm khô, làm mắm. Có nhà chỉ vỏn vẹn vài rổ trước sân, còn những hộ chuyên làm để kinh doanh thì đầy ắp đủ loại phơi kín lối trước, ngõ sau… dậy lên cái mùi mặn mòi đặc trưng.
Đó là các bé đang nhập viện, điều trị bệnh tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang). Thời tiết thất thường, mệt mỏi vì bệnh, chịu cảnh bứt rứt trong khuôn viên đặc trưng của bệnh viện… bé nào cũng lười cười, siêng khóc. Nhưng với việc trải nghiệm sự kiện “Tươi như hoa”, các bé đã nhận được niềm vui trẻ thơ nho nhỏ khi nằm viện.
Nhiều người biết về cây thốt nốt – biểu tượng đặc trưng cho vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Bằng chất liệu từ những chiếc lá non của cây thốt nốt, Nghệ nhân ưu tú Võ Văn Tạng (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) đã “phù phép”, tạo ra dòng tranh lá thốt nốt “có một không hai”…
Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tin. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.
Tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, bông sậy nở rộ khắp những bãi đất hoang. Ngày xưa, chúng chỉ là đồ chơi của tụi con nít đánh giặc giả, hoặc vài gia đình bó thành chổi quét nhà. Từ loại cỏ dại, bông sậy trở thành “lộc trời” nuôi sống rất nhiều hộ, hình thành làng nghề sung túc bên dòng sông Hậu ở An Giang.
Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.
Với quyết tâm chính trị cao cùng tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và Nhân dân An Giang, đến nay, có 15/16 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) thực hiện vượt và đạt tiến độ ít nhất trên 50%, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh vươn lên trong những năm tới. Báo An Giang giới thiệu những hình ảnh ghi lại dấu ấn trong nửa nhiệm kỳ qua.
Là chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, Hồng Phú được biết đến là một trong những “ông đồ” thời hiện đại đang miệt mài với niềm đam mê chữ đẹp...