Sau nhiều tháng chuẩn bị, các mặt công tác phục vụ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã cơ bản hoàn tất. Không khí rộn ràng của “ngày hội toàn dân” thể hiện rõ nét khắp nơi. Toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân dành trọn tâm huyết, quyết tâm cho ngày 23-5!
Những ngày này, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền tới biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, ở khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng cờ hoa, pa-nô, khẩu hiệu tuyên truyền rực rỡ chào đón “Ngày hội non sông” - ngày 23-5-2021, ngày cử tri cả nước mang theo trách nhiệm, niềm tin gửi vào lá phiếu để bầu ra những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
Trong những ngày cận kề cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, chúng tôi tìm hiểu lại dấu son lịch sử chói lọi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 - cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Chiều 18-5, tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành), Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền về bầu cử và Bộ luật Lao động sửa đổi cho 150 công nhân lao động Công ty TNHH may mặc Lu An.
Nắng đẹp. Trường Sa rực rỡ cờ hoa. Người dân nô nức đi bỏ phiếu, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 23-5-2021, toàn dân ta đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhằm phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh.
Ngày 23-5 tới, cử tri cả nước sẽ đi bầu cử, thực hiện quyền công dân của mình. Thời gian từ nay đến ngày bầu cử, nhiều hoạt động chuẩn bị cho công tác bầu cử được tiến hành.
Sáng 14-5, đoàn công tác Tiểu ban Tuyên truyền, Ủy ban Bầu cử tỉnh An Giang, do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền bầu cử tỉnh Trình Lam Sinh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tuyên truyền bầu cử tại huyện Châu Thành.
Còn không đầy 2 tuần nữa tới ngày hội lớn của toàn dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước địa phương.
Quốc hội khóa XIV (2016-2021) tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, ban hành khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp 2013.
Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam tính đến ngày bầu cử (23-5-2021), đủ 18 tuổi trở lên, có đủ điều kiện theo pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Qua 4 năm (2007-2011) với 9 kỳ họp, Quốc hội khóa XII đã thông qua 67 luật, 13 nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 14 pháp lệnh và 9 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.
Quốc hội khóa XI là Quốc hội của thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; kéo dài 5 năm (2002-2007).
Cử tri được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã khi thuộc các trường hợp sau đây:
Sau khi kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 7/5, tại thành phố Nha Trang, Đoàn giám sát, kiểm tra công tác bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh Khánh Hòa.
Để hướng dẫn và tổ chức cho đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động của cuộc bầu cử, công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với công đoàn cơ sở (CĐCS) tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tại các doanh nghiệp (N), các khu nhà trọ có đông công nhân lao động.
Đúng 7 giờ 30 phút sáng 4-5, những lá phiếu đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và HĐND các cấp được cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Cảnh sát biển 3, DK1, Lữ đoàn 171, Chi đội Kiểm ngư 2 bỏ vào thùng phiếu. Đây là lực lượng cử tri được bầu cử sớm trong bờ, để sau đó theo tàu đi làm nhiệm vụ trên biển. Tất cả đều chung một niềm tin và kỳ vọng vào những người được bầu vào ĐBQH và HĐND các cấp tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri cả nước, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh.
Theo quy định tại Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, quyết định.
Vận động bầu cử của người ứng cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình, nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu họ được bầu làm ĐBQH hoặc đại biểu HĐND. Đồng thời, trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm, tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc và hiểu rõ hơn người ứng cử để cân nhắc bầu chọn những người đủ tiêu chuẩn.
Việc tổ chức vận động bầu cử phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản là dân chủ công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.