Thông qua các nghị quyết tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm
Vận động nguồn kinh phí xóa nhà tạm cho hộ khó khăn
“Vượt lên chính mình”
Từ đà phát triển năm 2024, An Giang đang giữ vững khí thế, phân tích kỹ lưỡng, đánh giá sát tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021 - 2025) của Chính phủ và của tỉnh, từ đó có giải pháp đột phá trên tinh thần “Chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải đạt; chỉ tiêu đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả”; phấn đấu cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2025. Cùng với đó, giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá; bám sát thực tiễn, kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh trên tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả". Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xem phát triển KTXH, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng - an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên.
Kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh đề ra 5 chỉ tiêu kinh tế, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 8,5% trở lên; GRDP bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư xã hội 50.563 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD; thu ngân sách đạt 8.471 tỷ đồng. 10 chỉ tiêu xã hội, gồm: Tỷ lệ đô thị hóa đạt 43% trở lên; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 55%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 73%; số lao động có việc làm mới trong độ tuổi lao động tăng 5%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,5 - 1% năm; đạt 11 bác sĩ/1 vạn dân; 28 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 17,64% (bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 13,46%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 4,18%); tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; tỷ lệ cơ quan Nhà nước các cấp hoàn thiện chính quyền điện tử đạt 90%. Các chỉ tiêu nông nghiệp - môi trường, gồm: Có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 96,5%.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan mặt được, chưa được, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan, kỳ họp đã quyết nghị, thông qua các nghị quyết liên quan đến tất cả lĩnh vực, với tỷ lệ thống nhất cao. Đây là những nghị quyết quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân và sự phát triển của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2025 và các nghị quyết đã được quyết nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng đề nghị, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh và các cấp, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để kịp thời phát hiện, khắc phục hạn chế, khó khăn, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất.
“Trong đó, tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, nhất là các dự án, công trình trọng điểm, có tính lan tỏa, kết nối vùng; có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường quản lý thu, chi ngân sách đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng, khoáng sản, môi trường; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh. Tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu, các Ban HĐND tỉnh và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế; quan tâm tuyên truyền, lắng nghe và giải quyết ý kiến, kiến nghị chính đáng của đại biểu, cử tri, nhằm tạo được sự đồng thuận cao của xã hội. Cần có giải pháp quyết liệt để hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025” - đồng chí Lê Văn Nưng nhấn mạnh.
Tạo sự thay đổi về chất
Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang yêu cầu HĐND tỉnh cần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nghị quyết; triển khai hiệu quả luật và quy định pháp luật có liên quan được Quốc hội, Chính phủ, bộ, ban, ngành Trung ương giao cho chính quyền địa phương. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hoạt động, nâng cao năng lực phản ứng chính sách, thực hiện tốt chức năng quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, chủ động xây dựng và thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả chính sách đã ban hành, điều chỉnh kịp thời vướng mắc, bất cập, “điểm nghẽn” để khơi thông, huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực (bao gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực xã hội và trong Nhân dân), phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển của tỉnh.
Toàn tỉnh cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình, đảm bảo chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND phải được triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đi vào cuộc sống, được cử tri và Nhân dân đón nhận, đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia, thực hiện hiệu quả. Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri; phát huy hiệu quả việc tiếp xúc chuyên đề, tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm, được nhiều cử tri, Nhân dân quan tâm (kể cả chất vấn, phản biện, giải trình). Để các chủ trương của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh sớm đi vào thực tiễn, đề nghị UBND tỉnh, sở, ngành, địa phương khẩn trương cụ thể hóa, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trước Nhân dân.
“Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và HĐND các cấp trong toàn tỉnh phải xác định quyết tâm chính trị, nỗ lực và quyết liệt hơn nữa trong lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai chủ trương tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông. Như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo: “Phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; “không để cơ quan Nhà nước là vùng trú an toàn cho cán bộ yếu kém”; ai không làm thì đứng sang một bên…” - đồng chí Lê Hồng Quang nhấn mạnh.
Nhiệm vụ năm 2025 đã được chỉ ra hết sức nặng nề, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi. Do đó, phát huy “vũ khí” dân chủ, trách nhiệm, kỷ cương, cùng với quyết tâm, một lòng hướng về mục tiêu đã đề ra, chắc chắn An Giang sẽ tiếp tục viết nên những thành tích mới, thắng lợi mới trong năm mới. |
GIA KHÁNH