Kết quả tìm kiếm cho "ôm không xuể"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 34
Sở hữu kỳ quan tự nhiên xinh đẹp, danh tiếng lẫy lừng nên ngọn đồi Tức Dụp cực kỳ thu hút khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn. “Ngọn đồi 2 triệu đô la” mỗi năm một vẻ luôn biết cách “làm mới” mình hướng đến giá trị du lịch có chiều sâu, mới lạ, hấp dẫn kỳ vọng làm đẹp lòng du khách gần xa.
Dường như những bức tranh chân dung vẽ màu và chân dung “vẽ” bằng ngôn từ của Trần Thị Trường gắn bó mật thiết với nhau, cái nọ bổ sung và làm sâu sắc thêm cho cái kia.
Cù lao ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) thuộc TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), nhưng lại nằm “riêng một góc trời” giữa sông Hậu hiền hòa. Ở nơi đó, thiên nhiên và con người cùng nhau bồi đắp cho đất đai tươi tốt, cho những vườn cây trái trĩu cành...
Món ăn ấy có xuất xứ ở xã Châu Phong, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang), đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập trong "Top 100" món ăn đặc sản của Việt Nam (lần V, 2021-2022) vào cuối tháng 8 vừa qua.
Cứ cách một thời gian, bà con nhân dân lại thấy các tổ chức đoàn thể ra quân bảo vệ môi trường, trong đó có mấy chú, mấy anh cựu chiến binh. Trở về cuộc sống đời thường sau tháng ngày gắn bó với quân ngũ, họ chứng tỏ được vai trò nòng cốt trong nhiều phong trào, mô hình. Một trong số đó là Câu lạc bộ (CLB)Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường.
Hồi xưa, thấy má làm bánh trang trải cuộc sống, cực khổ hết xiết, chị Khưu Thanh Kiều Em (sinh năm 1977, ngụ xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) không muốn theo nghề. Nhưng cuộc sống lận đận, cộng với cái tánh hay làm, 5 năm trước, rốt cuộc chị vẫn đeo mang công việc này. Theo nghề muộn, chị tạo khác biệt cho mình, bằng cách nhất quyết giữ lại tình quê trong từng chiếc bánh.
Một người phụ nữ sống trong cảnh nghèo khó, một thân một mình nay phải mang căn bệnh suy tim; một người đàn ông nghèo khó, sống một mình vừa trải qua cơn tai biến. Đó là 2 hoàn cảnh đáng thương mà phóng viên Báo An Giang ghi nhận tại thị trấn Óc Eo và xã Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Tôi may mắn có dịp đến làng biển trăm năm, nơi vươn vai thành “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, được tương ngộ các ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả. Lão luyện, can trường, đầy uy tín ở địa phương, họ được xem là những “sói biển”, vừa tham gia phát triển kinh tế, vừa trở thành “cột mốc sống” ở biên giới, lãnh hải Việt Nam.
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cây me chua cổ thụ hơn 600 năm tuổi (ấp Tô Trung, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang) không chỉ là tài sản diệu kỳ của thiên nhiên ban tặng, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.
Giếng làng xuất hiện ở nhiều nơi nhưng không nơi đâu lại nhiều như ở 2 xã Yên Sở và Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội), vốn là làng Kẻ Giá trước đây.
5 năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với hơn 7.557 ha cam sành, 8.588 ha chè, 4.565 ha lạc, 4.012 ha bưởi ... Tỉnh cũng huy động các nguồn lực để hỗ trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập giúp người dân không chỉ giảm nghèo mà tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.