Kết quả tìm kiếm cho "Đường tỉnh 951"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 130
Năm 2023 – năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025), trong điều kiện cả nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đổi mới sáng tạo; triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD)…
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang Đinh Văn To đã ký Thông báo 1729/TB-SGTVT cấm các loại phương tiện lưu thông qua Đường tỉnh 951 (đoạn từ cầu Mương Chùa đến phà Năng Gù và ngược lại), thuộc xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), để sửa chữa, nâng cấp.
Xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020, đang xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trong quá trình đó, Hội Nông dân xã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong lao động sản xuất.
Ngày 2/8, khoảng 700.000 người ở quần đảo Okinawa, địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản, đã được khuyến cáo sơ tán khi bão Khanun áp sát các đảo ở miền Tây Nam nước này, kéo theo gió mạnh và mưa lớn.
Gần 292.000 thí sinh đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT, đồng nghĩa từ bỏ cơ hội vào đại học.
Hơn 32 năm từ khi tái lập huyện (1991 - 2023), diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện An Phú (tỉnh An Giang) ngày càng khởi sắc. Nhiều cụm, tuyến dân cư khang trang mọc lên, điện đến từng nhà, nước sạch đến với đại bộ phận người dân, giao thông nông thôn thuận lợi cho giao thương, trao đổi hàng hóa, đi lại của người dân. Xuất hiện nhiều nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, với nhiều mô hình hay, mang lại thu nhập cao.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), toàn tỉnh An Giang có 56 đoạn sông cảnh báo sạt lở (không tăng so kỳ quan trắc trước), tổng chiều dài 181.450m. Trong đó, 5 đoạn sông được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, 37 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 14 đoạn ở mức độ bình thường.
Để tạo không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình phát động toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh hăng hái thi đua lập thành tích, phấn đấu thực hiện thắng lợi, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023. Qua đó, góp phần xây dựng, phát triển quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.
“Với những thành quả phấn khởi trong năm 2022, cộng với tiềm lực và sự quyết tâm cao, năm 2023, An Giang đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP tăng từ 7 - 7,5%. Tổng thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, quy mô nền kinh tế phải tăng cao hơn năm 2022”- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2023 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/1, tình hình đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại…
Năm 2022 - năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, trong bối cảnh thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức. Song, với sự quyết tâm trong lãnh, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền; cùng sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế An Giang từng bước được phục hồi, phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện.